Hãy giải thích vì sao kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp và năng lượng ion hóa I1 thấp.
Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng không đặc khít (độ đặc khít 68%) nên có khối lượng riêng nhỏ.
- Liên kết trong mạng tinh thể lập phương tâm khối cũng kém bền vững nên kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Lớp eletron ngoài cùng chỉ có 1 electron nằm ở phân lớp s( cấu hình ns-1), electron này ở xa hạt nhân nguyên tử nhất nên rất dễ nhường đi ⇒ kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất I1 nhất
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Tính khối lượng của vật sau phản ứng?
Khối lượng AgNO3 = 250.4/100 = 10 (g)
Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)
Số mol AgNO3 = 0,01 mol
Phương trình phản ứng:
Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
0,005----0,01--------------------0,01
Khối lượng vật bằng Cu = 10 - 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)
Cho m gam Gly-Lys tác dụng hết với dung dịch HCl dư, đun nóng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 6,61 gam chất rắn. Biết công thức cấu tạo thu gọn của lysin là H2N- [CH2]4-CH(NH2)-COOH. Giá trị của m là
Gly-Lys + 3HCl → muối
x mol
111,5x + 219x=6,61
=> x= 0,02 mol
=> m= 4,06 gam
Phản ứng nào xảy ra hoàn toàn ?
Câu A. Phản ứng este hoá.
Câu B. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit.
Câu C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm
Câu D. Cả A, B, C.
Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?
Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.
Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.
PTHH: 4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết PTPƯ?
Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).
Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.
PTHH: Fe + S --t0--> FeS
Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.
Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn .
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết PTPƯ ?
Hiện tượng:Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.
Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe ⇒ ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.
Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Câu A. 1
Câu B. 4
Câu C. 2
Câu D. 3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB