Xác định công thức hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z chứa hai chất tan. Cho dung dịch BaCl2 dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, đều thu được a gam kết tủa. Muối X, Y lần lượt là.


Đáp án:
  • Câu A. NaHCO3 và NaHSO4

  • Câu B. NaOH và KHCO3

  • Câu C. Na2SO4 và NaHSO4. Đáp án đúng

  • Câu D. Na2CO3 và NaHCO3

Giải thích:

Chọn C.

- Các phản ứng xảy ra: Na2SO4 + BaCl2→ BaSO4↓ + 2NaCl ;

2NaHSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2HCl ;

Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4↓ + 2NaOH ; NaHSO4 + Ba(OH)2→ NaOH + BaSO4↓ + H2O.

Khối lượng kết tủa thu được là như nhau.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dây tóc trong bóng đèn nóng đỏ và phát sang mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong dây điện). Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dây tóc trong bóng đèn nóng đỏ và phát sang mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong dây điện).

   Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hóa học.


Đáp án:

- Khi dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn điện nóng đỏ phát sang. Đó là hiện tượng vật lí.

 - Khi bóng đèn điện nứt và không khí chui vào bên trong thì dây tóc bóng đèn bị cháy khi bật công tắc điện. Đó là hiện tượng hóa học.

Xem đáp án và giải thích
Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là:


Đáp án:
  • Câu A. Be và Mg

  • Câu B. Mg và Ca

  • Câu C. Ca và Sr(88)

  • Câu D. Sr và Ba

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.


Đáp án:

Gọi số mol oxit MO = x mol.

MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

x          x              x mol

Ta có: (M + 16)x = a

Khối lượng dung dịch axit H2SO4 ban đầu = 98x.100/17,5 = 560x (gam)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = a + 560x = (M + 16)x + 560x

???????????? ????????????4 = (M + 96)x

Theo bài: C% (MSO4) = 20% nên: (M+96)x/(M+16).x + 560x = 20/100

=> M = 24 => M là Mg

Xem đáp án và giải thích
So sánh lực bazơ của các amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:


Đáp án:
  • Câu A. phenylamin, etylamin, amoniac

  • Câu B. phenylamin, amoniac, etylamin

  • Câu C. etylamin, amoniac, phenylamin

  • Câu D. etylamin, phenylamin, amoniac

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…