Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g. a)  Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn. b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g.

a)  Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.

b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.





Đáp án:

a) Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại có trong phản ứng 

Cu2+/Cu và Ag+/Ag

Vai trò của các chất tham gia phản ứng : Ag+ là chất oxi hoá ; Cu là chất khử.

Cu + 2Ag+ →Cu2+ + 2Ag

b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag         ( 1 )

    64 g                  →               2.108

=> tăng 216 - 64 = 152 (g)

Theo (1), khối lượng vật bằng đồng tăng 152 g thì có 216 g bạc phủ lên trên. Theo bài ra, khối lượng vật tăng là : 10,36 - 8,84 = 1,52 (g)

Vậy khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 g.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm nhận xét sai về este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận xét nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Trong phản ứng este hóa từ ancol và axit, phân tử nước có nguồn gốc từ nhóm –OH của axit cacboxylic.

  • Câu B. Không thể điều chế được phenyl axetat từ phenol và axit axetic.

  • Câu C. Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch.

  • Câu D. Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.

Xem đáp án và giải thích
Glyxin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 44,95

  • Câu B. 22,60

  • Câu C. 22,35

  • Câu D. 53,95

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng


Đáp án:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Bảo toàn e: 6. nK2Cr2O7 = 1. nFeSO4

=> nK2Cr2O7 = 0,6/6 = 0,1 mol

=> mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Có 3 chất rắn là: Mg, Al2O3, Al. Hãy nhận biết mỗi chất đã cho bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 chất rắn là: Mg, Al2O3, Al. Hãy nhận biết mỗi chất đã cho bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH hòa tan 3 mẫu chất rắn

- Nếu là Mg: chất rắn không tan.

- Nếu là Al2O3 chất rẳn tan ra: Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

- Nấu là Al chất rắn tan ra và kèm theo hiện tượng thoát khí

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)H4] + 3H2 ↑

Xem đáp án và giải thích
Bài toán điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 g chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3 gam kết tủa. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 11,16g

  • Câu B. 11,58g

  • Câu C. 12,0g

  • Câu D. 12,2g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvshbet
Loading…