Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng.
Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.
Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?
Câu A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Câu B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+ ,Cd2+ ,Hg2+, Ni2+.
Câu C. Nước thải từ bệnh viện, khu vệ sinh chứa các vi khuẩn gây bệnh.
Câu D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt... quá mức cho phép
Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 loãng, dư, giải phóng 8,064 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan hết lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn không tan. Giá trị của a là:
Giải
Quy đổi: Fe (x mol), S (y mol)
Ta xó: nBaSO4 = 30,29 : 233 = 0,13 mol
BTNT S => nS = 0,13 mol
nNO = 8,064 : 22,4 = 0,36 mol
BT e ta có: 3nFe + 6nS = 3nNO => 3x + 6.0,13 = 3.0,36 => x = 0,1 mol
=>m = a = 56.0,1 + 32.0,13 = 9,76
Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi pứ kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (N2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là:
Giải
A có số mol N2O và NO2 bằng nhau => qui về NO và N2
=> A gồm NO và N2 có nA = 0,1 mol ; MA = 29g
=> nNO = nN2 = 0,05 mol
Giả sử có sp khử NH4NO3, BTNT N => nHNO3 = 4nNO + 12nN2 + 10nNH4NO3
=> 1,2 = 0,05.4+ 12.0,05 + 10nNH4NO3
=> nNH4NO3 = 0,04 mol
Ta có: 24nMg + 65nZn = 19,225
2nMg + 2nZn = 10nN2 + 3nNO + 8n NH4NO3 = 0,97
=>nMg = 0,3 và nZn = 0,185 mol
=> %mMg = (0,3.24):19,225 = 37,45%
Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.
a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Ta có: nCuSO4 = nCuSO4.5H2O = 58 / 250 = 0,232 mol.
C(CuSO4) = 0,232 / 0,5 = 0,464M.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
nFe= nCuSO4 = 0,232 mol.
mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.
Vì sao nói được: Khi chất có phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại thì chất phản ứng là nguyên tử kim loại phản ứng).
Khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng vì hạt hợp thành hầu hết từ các chất là phân tử mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tham gia phản ứng (tạo ra liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB