Hãy giải thích: a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau. b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích:

a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.

b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.


Đáp án:

a, *Điện phân KCl nóng chảy

Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)

K+ Cl-

K+ + e → K

2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân

2KCl đpnc → 2K + Cl2

* Điện phân dung dịch KCl

Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)

K+, H2O Cl-, H2O

2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)

2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân

2KCl + 2H2đpdd→ 2KOH + H2 + Cl2

Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.

b. * Điện phân dung dịch KNO3

Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)

K+, H2O NO-3, H2O

2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân

*Điện phân dung dịch H2SO4

Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)

H+, H2O SO42-, H2O

2H+ + 2e → H2

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân

2H2đpdd→ 2H2 + O2

Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hấp thụ hết 1,792 lít (đktc) khí CO2 vào 1 lít dung dịch NaOH aM thu được dung dịch X . Cho X vào dung dịch BaCl2 dư thu được 7,88 gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hết 1,792 lít (đktc) khí CO2 vào 1 lít dung dịch NaOH aM thu được dung dịch X . Cho X vào dung dịch BaCl2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Tìm a?


Đáp án:

nCO2 = 0,08 mol; nNa2CO3 = nCO32- = nBaCO3 = 0,04 < nCO2

⇒ Trong X có HCO3-

Bảo toàn C ⇒ nNaHCO3 = nHCO3- = 0,08 – 0,04 = 0,04

Bảo toàn Na: nNaOH = 2nNa2CO3 + nNaHCO3 = 0,12 mol ⇒ a = 0,12

Xem đáp án và giải thích
Xác định trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3 a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ? b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích. - Thêm khí CO2 vào. - Lấy bớt một lượng CaCO3 ra. - Tăng dung tích của bình phản ứng lên. - Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống. c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín:

CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ

Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3

a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?

b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích.

- Thêm khí CO2 vào.

- Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.

- Tăng dung tích của bình phản ứng lên.

- Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.

c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?


Đáp án:

Phản ứng nung vôi: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ

a) Phản ứng trên là thu nhiệt

b) - Khi thêm khí CO2, hằng số cân bằng KC tăng vì KC = [CO2]:

- Lượng CaCO3(r) không ảnh hưởng đến KC.

- Khi tăng dung tích của bình phản ứng, KC giảm vì [CO2] giảm.

- Khi giảm nhiệt độ, cân bằng của phản ứng nung vôi chuyển dịch theo chiều nghịch. Nồng độ CO2 giảm dẫn đến KC giảm.

c) Miệng các lò nung vôi để hở vì làm như vậy áp suất khí CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Nếu đậy kín, áp suất khí CO2 tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Giải thích: Áp dụng nguyên lí La Sơ-tơ-li-ê nên Kc = [CO2].

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là:


Đáp án:
  • Câu A. Cu2+ ,Mg2+ ,Fe2+.

  • Câu B. Mg2+ ,Fe2+ ,Cu2+.

  • Câu C. Mg2+ ,Cu2+ ,Fe2+.

  • Câu D. Cu2+ ,Fe2+ ,Mg2+.

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là:

Đáp án:
  • Câu A. H2, Pt, F2.

  • Câu B. Zn, O2, F2.

  • Câu C. Hg, O2, HCl.

  • Câu D. Na, Br2, H2SO4 loãng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…