Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 gam một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 gam. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 gam kết tủa nữa. Biết khi làm bay hơi 0,4104 gam X thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 0,0552 gam hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện. Tìm X?
Đặt CTTQ của X: Cn(H2O)m.
Cn(H2O)m + nO2 -to→ nCO2 + mH2O (1)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (3)
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O (4)
Theo (2): nCO2 (pư) = nCaCO3 = 0,001 mol
Theo (3), (4): nCO2 (pư) = 2.nCa(HCO3)2 = 2.nCaCO3 = 0,002 mol
Tổng số mol CO2 sinh ra từ phản ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ là 0,003 mol.
Vì khối lượng dung dịch A tăng so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 0,0815 gam nên ta có:
mCO2 + mH2O - mCaCO3 = 0,1815 ⇒ mCO2 + mH2O = 0,1 + 0,1815
⇒ mH2O = 0,1815 - mCO2 = 0,1815 - 0,003.44 = 0,0495 gam ⇒ nH2O = 0,00275 mol
MC2H5OH = MHCOOH = 46 ⇒ Mhh = 46 ⇒ nX = nHCOOH, C2H5OH = 0,0552/46 = 1,2.10-3mol
⇒ MX = 0,4104/1,2.10-3 = 342 gam/mol
Mặt khác X có công thức là Cn(H2O)m nên suy ra :
12n + 18m = 342 ⇒ n = 12; m = 11.
Vậy công thức phân tử của X là C12(H2O)11 hay C12H22O11.
Câu A. 16,7%
Câu B. 22,7%
Câu C. 83,3%
Câu D. 50,2%
Hỗn hợp bột A có 3 kim loại Fe, Ag và Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch H chỉ chứa một chất, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy chỉ có sắt và đồng trong hỗn hợp tan hết và còn lại một khối lượng Ag đúng bằng khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp.
a. Hãy dự đoán chất B.
b. Nếu sau khi phản ứng kết thúc, thu được khối lượng Ag nhiều hơn khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp A thì chất có trong dung dịch B có thể là chất nào?
Viết tất cả các phương trình hóa học.
a. Chất trong hỗn hợp B có khả năng hòa tan Fe, Cu mà không hòa tan Ag cũng không sinh ra Ag ⇒ là muối sắt (III).
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
b. Nếu lượng bạc sau phản ứng nhiều hơn tức là phản ứng có sinh ra Ag vậy chất trong B là AgNO3.
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Có thể Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:
Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau?
a) Tăng nhiệt độ.
b) Thêm lượng hơi nước vào.
c) Thêm khí H2 ra.
d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
e) Dùng chất xúc tác.
C(r) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2(k) ; ΔH > 0 (1)
CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2(k); ΔH < 0 (2)
Phản ứng (1) | Phản ứng (2) | |
Tăng nhiệt độ | → | ← |
Thêm hơi nước | → | → |
Tăng H2 | ← | ← |
Tăng áp suất | ← | Tổng số mol 2 vế bằng nhau nên cân bằng không đổi |
Chất xúc tác | Không đổi | Không đổi |
Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. Tìm A?
Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử A lần lượt là p, n và e.
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e.
Theo bài ra có: (p + e) + n = 28 & (p + e) = 1,8n & p = e
=> 2p + n = 28 & 2p -1,8n =0 (*)
Bấm máy tính giải hệ phương trình (*) hoặc (lấy phương trình trên trừ phương trình dưới) ta được: n = 10 và p = 9.
Vậy A là flo (F) vì nguyên tử F có 9 proton trong hạt nhân.
Câu A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein
Câu B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra
Câu C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu
Câu D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet