Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?


Đáp án:

Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :

Cho từ từ dd lọ 1 vào lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Nếu cho từ từ dd lọ 1 vào lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính thể tích dung dịch HNO3 1M ít nhất cần dùng để tác dụng hết với hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu. Cho biết phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích dung dịch HNO3 1M ít nhất cần dùng để tác dụng hết với hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu. Cho biết phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.



Đáp án:

Nhận thấy nếu Fe bị oxi hóa thành Fe3+ thì lượng Fe3+ tạo ra cũng không đủ hoà tan hết bột Cu do đó axit HNO3 hoà tan hết Fe và có phản ứng với Cu một lượng x mol. Sử dụng phương trình bán phản ứng và phương trình ion rút gọn ta có:

Fe → Fe3+ + 3e                       4HNO3+ 3e → NO + 3NO3- + 2H2O

0,15 →      0,45(mol)                0,6     ←0,45 (mol)

Cu → Cu + 2e                        4HNO3+ 3e → NO + 3NO3- + 2H2O

x  →          2x (mol)                ←    2x (mol)

Lượng Cu còn lại do Fe3+ hoà tan : 2Fe3++Cu → 2Fe2++ Cu2+

                                                        0,15   →0,075(mol)

Số mol Cu = 0,075 + x = 0,15 —> x = 0,075 (mol)

Vậy số mol HNO3 phản ứng là: 

→  V HNO3 = 0,8 lít




Xem đáp án và giải thích
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là


Đáp án:

KL tác dụng với H2SO4 loãng phải đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

--> Mg, Zn, Fe. 

Xem đáp án và giải thích
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?


Đáp án:

H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)

Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2

⇒ X: H2N-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 nung nóng thu được 11,2g Fe. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 nung nóng thu được 11,2g Fe. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng


Đáp án:

nFe = 0,2 mol

3H2 + Fe2O3 --t0--> 2Fe + 3H2O

0,3 ← 0,2 (mol)

Thể tích khí H2 đã tham gia phản ứng là:

VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,3 = 6,72 lít

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp N2 và H2 trong bình phản ứng ở nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất các khí trong bình thay đổi 5% so với áp suất ban đầu, biết rằng số mol N2 đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm số mol N2 trong hỗn hợp ban đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp N2 và H2 trong bình phản ứng ở nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất các khí trong bình thay đổi 5% so với áp suất ban đầu, biết rằng số mol N2 đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm số mol N2 trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu %?


Đáp án:

N2 + 3H2 -toC→ 2NH3

Áp suất thay đổi 5% so với áp suất ban đầu

nsau/ntrước . nsau/ntrước = 95/100

Giả sử trước phản ứng có 1 mol ⇒ sau phản ứng có 0,95 mol

ntrước – nsau = 2nN2 pư = 0,05 mol

nN2 ban đầu = 0,025 : 10% = 0,25 ⇒ %nN2 = 25%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…