Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tử:

H (Z = 1): ls1.

Li (Z = 3): ls22s1.

Na (Z = 11): ls22s22p63s1.

K (Z = 19): ls22s22p63s23p64s1.

Ca (Z = 20): ls22s22p63s23p64s2.

Mg (Z = 12): ls22s22p63s2.

C (Z = 6): ls22s22p2.

Si(Z= 14): ls22s22p63s23p2.

O (Z = 8): ls22s22p4.

Số electron lớp ngoài cùng:

- Nguyên tử H, Li, Na, K đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử Ca, Mg đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử C, Si có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì. Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì.

Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.





Đáp án:

Ngâm thuỷ ngân lẫn các tạp chất Zn, Sn, Pb trong dung dịch Hg(NO3)2 dư. Các tạp chất bị hoà tan, tạo thành dung dịch các muối và kim loại thuỷ ngân. Lọc bỏ dung dịch, được thuỷ ngân.

Trong những phản ứng này, Hg2+ là chất oxi hoá, các kim loại là những chất khử.




Xem đáp án và giải thích
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rắng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rắng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

 C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

    nAg = 2nglucozo = 2.18/180 = 0,2 (mol)

    ⇒ mAg 0,2.108 = 21,6 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Cho mẩu Na vào nước thấy thu được 4,48 lít khí ở đktc. Tính khối lượng Na?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho mẩu Na vào nước thấy thu được 4,48 lít khí ở đktc. Tính khối lượng Na?


Đáp án:

nH2 =  0,2 mol

 2Na + 2H2O  → 2NaOH  + H2

0,4              ←                       0,2 mol

mNa = 0,4.23 = 9,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?


Đáp án:

Do than tác dụng chậm với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Xem đáp án và giải thích
Muốn pha 300 ml dung dịch MgSO4 nồng độ 0,5M từ dung dịch MgSO4 1M thì thể tích dung dịch MgSO4 1M cần lấy là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muốn pha 300 ml dung dịch MgSO4 nồng độ 0,5M từ dung dịch MgSO4 1M thì thể tích dung dịch MgSO4 1M cần lấy là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol MgSO4 có trong 300 ml dung dịch MgSO4 0,5M là:

n = CM.V = 0,15 mol

Thể tích dung dịch MgSO4 1M chứa 0,15 mol MgSO4 là:

V = 0,15 : 1 =  0,15 lít = 150 ml

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…