Dạng toán liên quan tới phản ứng este hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng 6 gam CH3COOH với 6 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) hiệu suất phản ứng este hóa bằng 50%. Khối lượng este tạo thành là:


Đáp án:
  • Câu A. 5,2 gam

  • Câu B. 8,8 gam

  • Câu C. 6 gam

  • Câu D. 4,4 gam Đáp án đúng

Giải thích:

HD : Do nCH3COOH < nC2H5OH nên hiệu suất tính theo CH3COOH; => neste = (6/60).0,5 = 0,05 mol; => m = 4,4 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?


Đáp án:

Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion

Ta có phương trình  ion:

Ag + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl + NO3- + Na+

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:

Ag + Cl- → AgCl ↓

Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước, sau phản ứng:

Thí dụ 2: Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion.

Ta có phương trình hóa học.

2Na+ SO3 2- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2

2H+ + SO32- → H2O + SO2

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 5,6 gam Fe vào H2SO4 loãng, rất dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO4 0,5M. Tính V.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 5,6 gam Fe vào H2SO4 loãng, rất dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO4 0,5M. Tính V.


Đáp án:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,1mol

10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

   0,1

BTe => nFe = 0,1 => nFe2+ = 0,1mol

nFe2+ = 5nKMnO4 => nKMnO4 = 0,02 mol

=> V = 0,04 lít = 40 ml

Xem đáp án và giải thích
Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.


Đáp án:

Đổi 1,06 m3 = 1060 lít.

nCO2 =  47,32 mol

C + O2 --t0-->  CO2

47,32 ← 47,32 (mol)

mC = 47,32.12 = 567,84g = 0,56784 kg.

Phần trăm khối lượng C trong mẫu than đá là:

%C = 0,56784/0,6 .100% = 94,64%

Xem đáp án và giải thích
Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2 và MgCl2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất (có đủ dụng cụ và những hóa chất cần thiết).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2 và MgCl2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất (có đủ dụng cụ và những hóa chất cần thiết).


Đáp án:

Lấy mỗi lọ một ít chất rắn đem hòa tan vào nước

Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử

    + Ống nghiệm xuất hiện kết tủa là MgCl2

    2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

- Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm còn lại.

    + Ống nghiệm xuất hiện kết tủa là CaCl2

    CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

    + Còn lại là NaCl

Xem đáp án và giải thích
Có hai bình, mỗi bình đều chứa 1 lít dung dịch NaCl 0,1M. Đổ vào bình thứ nhất 1 lít dung dịch KNO3 0,1M và đổ vào bình thứ hai 1 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Hỏi khả năng dẫn điện của các dung dịch sau thí nghiệm có thay đổi không hay thay đổi thế nào so với dung dịch ban đầu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình, mỗi bình đều chứa 1 lít dung dịch NaCl 0,1M. Đổ vào bình thứ nhất 1 lít dung dịch  0,1M và đổ vào bình thứ hai 1 lít dung dịch  0,1M. Hỏi khả năng dẫn điện của các dung dịch sau thí nghiệm có thay đổi không hay thay đổi thế nào so với dung dịch ban đầu ?



Đáp án:

Trong trường hợp đổ dung dịch  : Khả năng dẫn điện của dung dịch hầu như không đổi (dung dịch cuối đều có nồng độ các ion là 0,2 mol/l).

Trong trường hợp đổ dung dịch  : Có kết tủa tạo thành

                                 

Nồng độ các ion trong dung dịch đầu là 0,2 mol/l, trong dung dịch cuối là 0,1 mol/l. Vì vậy khả năng dẫn điện giảm.

 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…