Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?


Đáp án:

Những tính chất khác biệt:

+ Với axit H2SO4 loãng có tính axit, còn H2SO4 đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit HNO3 dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.

+ H2SO4 loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit HNO3.

   Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2

   3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Những tính chất chung:

∗ Với axit H2SO4 loãng và HNO3 đều có tính axit mạnh

+ Thí dụ:

Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

 

    2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 6H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + H2O + SO2

∗ Với axit H2SO4(đặc) và axit HNO3 đều có tính oxi hoá mạnh

+ Thí dụ:

Tác dụng được với hầu hết các kim loại (kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học) và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

    Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Tác dụng với một số phi kim (đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất)

    C + 2H2SO4(đặc) → CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O

    S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO↑

Tác dụng với hợp chất( có tính khử)

    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

    2FeO + 4H2SO4(đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm Fe và Al bị thụ động hoá (có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính hiệu suất quá trình lên men giấm 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính hiệu suất quá trình lên men giấm 


Đáp án:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

nC6H12O6 = 180/180 = 1 mol

⇒ nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol

⇒ Có 0,16 mol C2H5OH tham gia pư lên men giấm

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Trung hòa hỗn hợp này cần 720 ml NaOH 0,2 M

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

nCH3COOH = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol

H = 0,144/0,16 = 90%

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng thuận nghịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 + CO2 + H2O ⇔ Ca(HCO3)2 Phương trình hóa học trên là phản ứng

Đáp án:
  • Câu A. tạo thạch nhũ

  • Câu B. tạo macma

  • Câu C. tạo muối caCl2

  • Câu D. tạo kết tủa xanh lam

Xem đáp án và giải thích
Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. Như vậy rượu nguyên chất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. Như vậy rượu nguyên chất là gì?


Đáp án:

Rượu nguyên chất là một hợp chất do được tạo nên từ 3 nguyên tố là C, H và O.

Xem đáp án và giải thích
Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là : Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+ a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là :

Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+

a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa

b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực

c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa


Đáp án:

Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni

a. Cực âm (anot) nơi xảy ra sự oxi hóa ⇒ Fe là cực âm

Cực dương (catot) nơi xảy ra sự khử ⇒ Ni là cực dương

b. Fe → Fe2+ + 2e : Cực (-) ; Ni2+ + 2e → Ni : Cực (+)

c. Eopin= EoNi2+/Ni - EoFe2+/Fe = -0,23 – (-0,44) = 0,21 V

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao: a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC). b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao:

a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC).

b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).


Đáp án:

a) propan -2-ol tạo được liên kết hidro liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao.

Propanal không tạo được liên kết hidro liên phân tử nhưng do sự phân cực liên kết CO nên có nhiệt độ sôi trung bình.

2-metylpropen không tạo được liên kết hidro liên phân tử, không phân cực nên có nhiệt độ sôi thấp nhất.

b) anđêhit fomic (HCHO) tan tốt hơn so với etan CH3-CH3 vì HCHO tạo được liên kết hidro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…