Halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6). MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với 3 chất. (2). Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa . (3). Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh. (4). Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2. (5). Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3. Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2 Đáp án đúng

  • Câu D. 1

Giải thích:

(1). Sai. Axit HCl không tác dụng được với 2 chất là Ag và PbS. (2). Đúng.HCl là chất khử khi có Cl2 thóa t ra và là chất oxi hóa khi có khí H2 thóat ra. (3). Đúng. Theo SGK lớp 10. (4). Đúng. Theo SGKNC lớp 12. Cu + HCl + 1/2O2 → H2O + CuCl2 (5). Sai. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric chỉ tạo muối FeCl2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

So sánh tính chất hóa học của axit bromhiđric với axit flohiđric và axit clohiđric
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất hóa học của axit bromhiđric với axit flohiđric và axit clohiđric


Đáp án:

Giống nhau: Điều có tính chất chung của một axit (quỳ tím hóa đỏ; tác dụng với bazơ, tác dụng với muối, tác dụng với kim loại).

Fe + 2HCl → FeCl2 +H2

CuO + 2HBr → CuBr2 + H2O

CaCO3 + 2HI → CaI2+ CO2 +H2O.

Khác nhau: - Từ HF đến HI: tính axit và tính khử tăng dần.

K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

2HBr + H2SO4 → Br2 + SO2 + 2H2O

4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2

8HI +H2SO4 → 4I2 + H2S + 4H2O

- Riêng dung dịch HF ăn mòn thủy tinh: 4HF+SiO2 → SiF4 + 2H2O.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Tìm m?


Đáp án:

Fe + 3/2 Cl2 →t o FeCl3

Bảo toàn Fe: nFe = nFeCl3 = 0,04 mol

→ m = 2,24g

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra bao nhiêu?



Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có được:

Tổng khối lượng chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm

=> Khối lượng C, S + Khối lượng Oxi = Khối lượng CO2, SO2

=> 5,6 + 9,6 = Khối lượng CO2, SO2

=> Khối lượng của hỗn hợp khí CO2, SO2 là: 5,6 + 9,6 = 15,2 gam




Xem đáp án và giải thích
Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích đo ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích đo ở đktc).


Đáp án:

nH2 = 0,375 mol; nO2 = 0,125 mol

Phương trình hóa học của phản ứng tạo nước:

2H2 + O2 → 2H2O.

So sánh tỉ lệ 0,375/2 > 0,125/1 (mol). Như vậy lượng H2 dư nên tính khối lượng nước sinh ra theo oxi.

Theo phương trình trên ta có:

nH2O = 2. 0,125 = 0,25 mol.

mH2O = 0,25 .18 = 4,5g.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết số electron tối đa: a) Trong các lớp K, N, M. b) Trong các phân lớp s, p, d, f.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số electron tối đa:

a) Trong các lớp K, N, M.

b) Trong các phân lớp s, p, d, f.


Đáp án:

a) Số e tối đa trong 1 lớp được tính theo công thức 2n3

+ Lớp K có n = 1 → số e tối đa 2.12 = 2

+ Lớp N có n = 4 → số e tối đa là 2.42=43

+ Lớp M có n 3 → số e tối đa là 2.32=18

b) Trong phân lớp s có 1 obitan → số electron tối đa là 2

Trong phân lớp p có 3 obitan → số electron tối đa là 6

Trong phân lớp d có 5 obitan → Số electron tối đa là 10

Trong phân lớp f có 7 obitan → số electron tối đa là 14

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…