Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là?


Đáp án:

Phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl

FeO  +   2H+   --> Fe2+    +  H2O

Fe2O3  +  6H+   --> 2Fe3+   +  3H2O

a/232                         2a/232

Hoà tan Cu vào dung dịch trên:

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Khi Cu tan hoàn toàn tức là:

nCu >= 0,5nFe3+

=> 64a >= 232b hay 64a > 232b

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.


Đáp án:

Giải

Ta có: mO = 12,28%m = 0,1228m => m kim loại = 0,8772m

→ nO = 0,1228m/16

Ta có : nHCl pư = nOH- = 2nO + 2nH2 = 0,1228m/8 + 0,01

Ta có: m muối = m kim loại + 35,5nHCl => 0,8772m + 35,5.(0,1228m/8 + 0,01) = 5,915

=>1,422125m = 5,56

=> m = 3,91

Xem đáp án và giải thích
Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy hiện tượng gì?


Đáp án:

Ở nhiệt độ t2 hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 lớn hơn nhiệt độ t1 ⇒ ở nhiệt độ t2 có lượng N2O4 lớn hơn ở nhiệt độ t1. Mà t1 > t2 ⇒ khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tạo thành N2O4 không màu); khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tạo thành NO2 màu nâu).

Như vậy, ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.

 

Xem đáp án và giải thích
Chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?


Đáp án:

Chất stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime.

Xem đáp án và giải thích
Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?


Đáp án:

Số mol CuSO4 có trong dung dịch là: nCuSO4 = 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:

CM = 0,2/0,1 = 2 (mol/l) hay 2M

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ phản ứng sau: K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + KCl Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + KCl

Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2KCl

Tỉ lệ số phân tử K2CO3 : số phân tử CaCl2 là 1 : 1.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…