Hãy phân biệt các khái niệm polien, đien, ankađien.
Polien : là những hidrocacbon mạch hở có nhiều liên kết đôi C = C.
Đien: là những hidrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi.
Ankađien là hidrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi. Công thức dạng chung: CnH2n-2.
So sánh tính chất hoá học của:
a. Anken với ankin
b. Ankan với ankylbenzen
Cho ví dụ minh hoạ
a) So sánh tính chất hóa học anken và ankin:
– Giống nhau:
+ Cộng hiđro ( xúc tác Ni, t0)
CH2=CH2 + H2 -- CH3-CH3
CH≡CH + H2 - CH3-CH3
+ Cộng brom (dung dịch).
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
CH≡CH + 2Br2 → CHBr2-CHBr2
+ Cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
+ Làm mất màu dung dịch KMnO4.
3CH≡CH + 4H2O + 8KMnO4 → 3(COOH)2 + 8MnO2↓ + 8KOH
3CH2=CH2 +2KMnO4+ 4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2↓ + 2KOH
– Khác nhau:
+ Anken: Không có phản ứng thế bằng ion kim loại.
+ Ankin: Ank-1-in có phản ứng thế bằng ion kim loại.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-CH-CH-Ag↓ (vàng) + 2NH4NO3
b) ankan và ankylbenzen
Giống nhau:
+ phản ứng thế với halogen:
CH3-CH2-CH3 + Cl2 -- CH3-CHCl-CH3 + HCl
C6H5CH3 + Cl2 -- C6H5CH2Cl + HCl
Khác nhau:
+ Ankan có phản ứng tách, còn ankyl benzen thì không
C4H10 → C4H8 + H2
+ ankyl benzen có phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với dd KMnO4 còn ankan thì không có.
C6H5CH3 + H2 --C6H11CH3
C6H5CH3 +2KMnO4 -- C6H5COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.
Công thức của axit oleic là
Công thức của axit oleic là C17H33COOH.
Các chất béo thường gặp:
C17H35COOH (axit stearic); C17H33COOH (axit oleic); C15H31COOH (axit panmitic)
Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.
a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại
b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.
a. Gọi công thức chung cho hai kim loại kiềm là M
Số mol H2: nH2 = 0,05(mol)
PTHH:
Theo pt: nM = 2. nH2 = 2. 0,05 = 0,1(mol)
⇒ M =3,1/0,1 = 31 → Na, K
Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K trong hỗn hợp
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
b.
Theo pt: nHCl = nMOH = 0,1 (mol)
VHCl = n/CM = 0,1/2 = 0,05 l = 50 ml
m(MCl) = 0,1.(31 + 35,5) = 6,65(g)
Câu A. (3), (6), (7).
Câu B. (1), (4), (6), (7).
Câu C. (2), (3), (5), (6).
Câu D. (1), (6), (7).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB