Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là gì?


Đáp án:

nAg/nX = 2 và nH2/nY = 2 ⇒ CnH2n-1CHO (n ≥ 2)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? Phân biệt các khái niệm : oligopeptit, polipeptit, poliamit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? Phân biệt các khái niệm : oligopeptit, polipeptit, poliamit.


Đáp án:

- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

- Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit.

- Trong 1 pentapeptit có 4 liên kết peptit.

- Phân biệt: oligopeptit, polipeptit, poliamit

    + Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit,… đecapeptit.

    + Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.

    + Poliamit là các polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm chức amit trong phân tử.

Xem đáp án và giải thích
Các chất tác dụng với HCl và NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

Đáp án:
  • Câu A. Al, Zn, Na.

  • Câu B. Al, Zn, Cr.

  • Câu C. Ba, Na, Cu.

  • Câu D. Mg, Zn, Cr.

Xem đáp án và giải thích
Giá trị của m
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 16,78.

  • Câu B. 22,64.

  • Câu C. 20,17.

  • Câu D. 25,08.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn

* Về monome:

- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.

- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.

Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.

Xem đáp án và giải thích
Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?


Đáp án:

Cao su buna-S có dạng [-CH2CH=CHCH2-CH2CH(C6H5)]n.

⇒ dù trùng hợp theo tỉ lệ nào thì Br2 chỉ cộng vào gốc butađien.

⇒ nbutađien = nBrom ≈ 0,022 mol ⇒ nstiren = (5,688 – 0,022 × 54) : 104 = 0,043 mol.

nbutađien : nstiren = 0,022 : 0,043 ≈ 1 : 2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…