Nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có những nguyên tố Ba, Be, Ca, Ma, Sr. a. Hãy viết các cặp oxi hóa - khử của các nguvên tố này và sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn tăng dần. b. Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của hai nguyên tố tùy chọn. c. Vì sao các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa là +2 mà không là +1 hoặc +3?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có những nguyên tố Ba, Be, Ca, Ma, Sr.

a. Hãy viết các cặp oxi hóa - khử của các nguvên tố này và sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn tăng dần.

b. Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của hai nguyên tố tùy chọn.

c. Vì sao các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa là +2 mà không là +1 hoặc +3?


Đáp án:

a.

  Ba2+/Ba Sr2+/Sr Ca2+/Ca Mg2+Mg Be2+/Be
Eo(V) -2,9 -2,89 -2,87 -2,37 -1,85

b.

Be(Z= 4) : 1s22s2

Mg(Z = 12) : 2s22s22p63s2

c. Do lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm thổ là ns2. Giá trị ion hóa I2 không khác nhiều so với I1 và nhỏ hơn nhiều so với I3 nên các kim loại kiềm thổ chỉ thể hiện số oxi hóa duy nhất là +2, không có số oxi hóa +1; +3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày cách nhận biết các dung dịch trong mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hoá học. a) Fructozơ, phenol. b) Glucozơ, glixerol, metanol. c) Fructozơ, fomanđehit, etanol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách nhận biết các dung dịch trong mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hoá học.

a) Fructozơ, phenol.

b) Glucozơ, glixerol, metanol.

c) Fructozơ, fomanđehit, etanol.





Đáp án:

a) Fructozo hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam (phenol không có phản ứng). Hoặc dùng dung dịch brom để nhận biết phenol tạo kết tủa trắng (fructoza không phản ứng).

b) - Dùng phản ứng tráng bạc để nhận ra dung dịch glucozo (các chất khác không phản ứng).

- Dùng Cu(OH)2để phân biệt glixerol với metanol.

c) - Dùng Cu(OH)2 để nhận biết fructozo (các chất khác không phản ứng). Dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt fomandehit với etanol.




Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc)


Đáp án:

nH2 = nZn = 0,1 mol => V = 22,4 .0,1 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A có chứa đồng thời hai muối natri clorua  (0,3 mol/l) và kali photphat (0,1mol/l). 1. Có thể pha chế dung dịch A bằng cách hòa tan vào nước hai muối kali clorua và natri photphat được không ? 2. Nếu có thể được, để pha chế 2 lít dung dịch A cần bao nhiêu mol kali clorua và bao nhiêu mol natri photphat ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A có chứa đồng thời hai muối natri clorua  (0,3 mol/l) và kali photphat (0,1mol/l).

1. Có thể pha chế dung dịch A bằng cách hòa tan vào nước hai muối kali clorua và natri photphat được không ?

2. Nếu có thể được, để pha chế 2 lít dung dịch A cần bao nhiêu mol kali clorua và bao nhiêu mol natri photphat ?





Đáp án:

1. Có thể được.

2. Cần dùng 0,6 mol kali clorua và 0,2 mol natri photphat.




Xem đáp án và giải thích
Phản ứng của kali với nước
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:

Đáp án:
  • Câu A. 2,24 lít.

  • Câu B. 1,12 lít.

  • Câu C. 0,56 lít.

  • Câu D. 4,48 lít.

Xem đáp án và giải thích
Một polime X được xác định có phân tử khối là 39026,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một polime X được xác định có phân tử khối là 39026,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là?


Đáp án:

Polime có Mmắt xích =39026,5 : 625 = 62,5 ⇒ Dấu hiệu của nguyên tố clo.

Gọi công thức X là CxHyCl ⇒ 12x + y = 27

⇒ X có công thức là C2H3Cl ⇔ CH2=CHCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…