Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là:
Câu A. 53,2
Câu B. 52,6 Đáp án đúng
Câu C. 42,6
Câu D. 57,2
Chọn B; Phân tích: Gọi công thức Trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở là CnH(2n−4−2k)O6 (k là số liên kết π trong gốc axit). Gọi số mol của X là x mol. CnH(2n−4−2k)O6 → nCO2 + (n−2−k)H2O; Ta có: nCO2 - nH2O = 4nX Þ nx - x(n - 2 - k) = 4x Þ k = 2; Vậy công thức của X là CnH2n−8O6. CnH(2n−8)O6 + 2H2 → CnH(2n−4)O6; x 2x ; nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 = 2x Þ x = 0,15; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mX + mH2 = mY; Þ mX = 39 - 0,3.2 = 38,4 g; X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3; 0,15 0,7 Vậy sau phản ứng NaOH dư; Ta có: nC3H5(OH)3 = nX = 0,15 mol; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCR = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 38,4 + 0,7.40 - 0,15.92 = 52,6g.
Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Tìm V?
Fe còn dư nên dung dịch chỉ gồm Fe2+
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
mFe (pu) = 20 – 3,2 =16,8g ⇒ nFe = 0,3 mol
Fe - 2e → Fe2+
N+5 + 3e → N+2 (NO)
BT e ⇒ 3nNO = 2nFe =2.0,3 = 0,6 mol ⇒ nNO 0,2 mol ⇒ V = 4,48l
Khí nitơ, khí clo tạo nên từ nguyên tố nào?
Biết rằng hai khí này là đơn chất phi kim giống như khí hidro và oxi. Hãy cho biết các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?
– Khí nitơ, khí clo được tạo nên từ nguyên tố nitơ, clo.
- Trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định thường là 2. Nên khí nito do 2 nguyên tử N liên kết với nhau, khí clo do 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau.
Dung dịch A chứa đồng thời 3 cation là (trong muối nitrat) có nồng độ lần lượt là 0,1 M, 0,2M và 0,3M. Lấy 3,25 g bột Zn cho vào200 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp kim loại M và dung dịch B có thể tích bằng dung dịch A đã dùng. Xác định nồng độ mol của các cation kim loại trong dung dịch B.
[ dư]= 0,1 M.
Câu A. 5
Câu B. 6
Câu C. 4
Câu D. 3
Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?
MX = 14,5 ⇒ mX = 0,1. 14,5 = 1,45g
nCO2 = 2 nC2H2 + 2nC2H4 = 0,1mol
⇒ x + y = 0,05 mol (1) (x = nC2H2; y = nC2H4)
⇒ nH2 = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 0,1g
⇒ mC2H2 + mC2H4 = 1,45 – 0,1 = 1,35 ⇒ 26x + 28y = 1,35 (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,025 mol; y = 0,025mol
⇒ %VC2H2 = 0,025 : 0,1 . 100% = 25%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB