Em hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi từ một dung dịch muối ăn chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).
Thí nghiệm: cho thêm vào ống nghiệm một lượng muối ăn đến khi dung dịch không hòa tan thêm được muối ăn nữa, ta được dung dịch muối ăn bão hòa.
Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).
- C6H5OH + 3H2→C6H11OH
- Cho hỗn hợp C6H5OH và C6H11OH tác dụng với dung dịch NaOH đặc. Phenol tác dụng tạo muối, tác lớp chìm xuống dưới, C6H11OH không phản ứng nổi lên trên. Chiết thu được C6H11OH và C6H5ONa. Thổi khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa. Phenol tách lớp nổi lên trên, chiết thu được phenol.
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5ONa + CO2+H2O → C6H5OH + NaHCO3
Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4: 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tính tổng khối lượng các muối được tạo ra.
nH2 = 0,12 mol; nOH- = 0,24 mol
Để trung hòa dd X thì dung dịch Y cần dùng với số mol H+ là 0,24 mol
Gọi số mol của H2SO4 là x thì số mol của HCl là 4x
2x + 4x = 0,24 nên x = 0,04;
Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit = 8,94 + 0,04.96 + 0,16.35,5 = 18,46 g
Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là:
Câu A. 0,02M
Câu B. 0,04M
Câu C. 0,05M
Câu D. 0,10M
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Tính khối lượng của vật sau phản ứng?
Khối lượng AgNO3 = 250.4/100 = 10 (g)
Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)
Số mol AgNO3 = 0,01 mol
Phương trình phản ứng:
Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
0,005----0,01--------------------0,01
Khối lượng vật bằng Cu = 10 - 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử
Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, ta được 2p + n = 52 (1).
Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16, suy ra n = 2p – 16 (2).
Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52 suy ra p = 17
Thay p = 17 vào (2) ta được n = 18.
Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet