Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: KI, HCl, NaCl, H2SO4
- Dùng quỳ tím phân biệt được 2 nhóm: HCl, H2SO4 làm quỳ chuyển đỏ
KI và NaCl không làm đổi màu quỳ tím.
- Dùng dung dịch BaCl2 phân biệt HCl và H2SO4: Sản phẩm tạo kết tủa trắng là H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
- Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt dung dịch KI và NaCl (AgI↓ màu vàng tươi; AgCl↓ màu trắng)
AgNO3 + KI → AgI + KNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl + KNO3
Hoặc đốt: KI ngọn lửa màu tím; NaCl ngọn lửa màu vàng.
Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.
Số mol P tham gia phản ứng là: nP = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
4P + 5O2 --t0--> 2P2O5
4 → 5 mol
0,1 → 0,125 (mol)
Theo phương trình: nO2 = 0,125 mol
Thể tích của oxi (đktc) cần dùng là:
VO2 = 22,4.nO2 = 22,4 . 0,125 = 2,8 lít
Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe(mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa một nguyên tử Fe)
Do mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 Fe
=> Mhemoglobin = (56 x 100) : 0,4 = 140000 (đvC)
Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2 O
M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2 O
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:
1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.
35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)
⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4(gam)
Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome).
Sự trùng hợp | Sự trùng ngưng |
- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn - Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền - Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng |
- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác. - Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...) - Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng. |
Hãy nêu đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng.
1. Trạng thái tự nhiên:
– Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.
– Trong tự nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất tồn tại nhiều là thạch anh, cát trắng, đất sét (cao lanh).
2. Tính chất:
a) Tính chất vật lí: Silic là chất rắn, màu xám, khó nòng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Silic là chất bán dẫn.
b) Tính chất hóa học: Phản ứng với oxi (ở nhiệt độ cao):
Si + O2 → SiO2.
3. Ứng dụng: Silic được sử dụng trong kĩ thuật rađio, trong chế tạo pin mặt trời, chế tạo linh kiện điện tử...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB