Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là:
Câu A. 2 Đáp án đúng
Câu B. 1
Câu C. 4
Câu D. 3
(a) Cu (dư) + 2Fe(NO3)3 ® Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (b) CO2 (dư) + NaOH ® NaHCO3 (c) Na2CO3 (dư) + Ca(HCO3)2 ® CaCO3 + 2NaHCO3 (ngoài ra còn Na2CO3 dư) (d) Fe dư + 2FeCl3 ® 3FeCl2 Vậy có 2 thí nghiệm dung dịch thu được chỉ chứa 1 muối tan là (b), (d).
Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch nào?
Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch Ca(OH)2
Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là gì?
2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg
Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước
2Al + 6H2O → 2 Al(OH)3 + 3H2
Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.
Tính chất vật lý
- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC (dưới áp suất khí quyển là 760mmHg), hóa rắn ở 0ºC.
- Hoà tan nhiều chất: rắn (như muối ăn, đường…), lỏng (như cồn, axit …), khí (như amoniac, hiđro clorua…).
Tính chất hóa học
Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường, tác dụng với một số bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.
a) Tác dụng với kim loại
Nước có thể tác dụng với một số kim loại như K, Na, Ca, Ba… ở nhiệt độ thường tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.
Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
b) Tác dụng với oxit bazơ
Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO … tạo ra bazơ.
Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2
c) Tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo ra axit.
Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vừa đủ vào dd Y khối lượng kết tủa thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
Câu A.
2,86
Câu B.
3,60
Câu C.
2,02
Câu D.
4,05
Trong các khí sau: CH4 , H2, Cl2, O2.
a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một?
b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?
a) Các chất khí tác dụng với nhau từng đôi một CH4 và O2, H2 và O2; H2 và Cl2; CH4 và Cl2:
CH4 + 2O2 --t0-->CO2 + 2H2O
2H2 + O2 --t0--> 2H2O
H2 + Cl2 --t0-->2HCl
CH4 + Cl2 --t0--> CH3Cl + HCl
b) Hai khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ: CH4 và O2; H2 và O2.