Công thức phân tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho cùng một lượng chất hữu cơ X tác dụng với Na dư và với NaHCO3 dư thì thu được số mol khí H2 gấp hai lần số mol khí CO2. Công thức phân tử của X là:

Đáp án:
  • Câu A. C7H16O4

  • Câu B. C6H10O5

  • Câu C. C8H16O4

  • Câu D. C8H16O5 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn đáp án D. nH2 = 2nCO2 → có 1 – COOH và 3 – OH → Đáp án D (vì ΣO = 5 ) Chú ý: B không tồn tại vì cần có 3 nhóm – OH.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)? a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ. c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit. d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)?

a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột

b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.

c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit.

d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.


Đáp án:

A. S. Vì saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozo và 1 gốc fructozo còn tinh bột được cấu tạo từ nhiều gốc α- glucozo liên kết với nhau.

B. Đ.

C. S. Vì khi thủy phân đến cùng saccarozo thu được glucozo và fructozo còn khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozo chỉ thu được glucozo.

D. Đ.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết trong các chất sau: CH3 – CH3 ; CH≡ CH; CH2 = CH2; CH4; CH≡ C – CH3. a) Chất nào có liên kết ba trong phân tử. b) Chất nào làm mất màu dung dịch brom?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết trong các chất sau:

CH3 – CH3 ; CH≡ CH; CH2 = CH2; CH4; CH≡ C – CH3.

a) Chất nào có liên kết ba trong phân tử.

b) Chất nào làm mất màu dung dịch brom?


Đáp án:

a) Có hai chất: CH≡ CH và CH≡ C – CH3 có liên kết ba.

b) Có ba chất làm mất màu dung dịch brom: CH≡ CH; CH2 = CH2 và CH≡ C – CH3.

Xem đáp án và giải thích
Người ta có thể điều chế KCl bằng: a) một phản ứng hóa hợp. b) một phản ứng phân hủy. c) một phản ứng trao đổi. d) một phản ứng thế. 1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên. 2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có thể điều chế KCl bằng:

a) một phản ứng hóa hợp.

b) một phản ứng phân hủy.

c) một phản ứng trao đổi.

d) một phản ứng thế.

1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên.

2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?


Đáp án:

1) Các phản ứng điều chế KCl

Một phản ứng hóa hợp: 2K   +  Cl2  --> 2KCl

Một phản ứng phân hủy: 2KClO3  ---> 2KCl  + 3O2

Một phản ứng trao đổi: K2SO4 + BaCl2 --> BaSO4 + 2KCl

Một phản ứng thế: 2K + 2HCl --> 2KCl + H2

2) Các phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng oxi hóa-khử.

Trong (1): Số oxi hóa cửa clo giảm từ 0 xuống - 1.

Trong (2): Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1.

Trong (3) và (4): số oxi hóa của clo không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích
Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào để có dụng cụ thủy tinh sạch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào để có dụng cụ thủy tinh sạch?


Đáp án:

Để rửa được anilin thì cần dùng axit để pư xảy ra

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

→ Sau đó rửa bằng nước để C6H5NH3Cl ra khỏi dụng cụ mang theo anilin

Xem đáp án và giải thích
Chất phản ứng với NaOH đặc, nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH( đặc, nóng) là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…