Đun sôi 8,9 g triglixerit X là chất rắn trong duns dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam muối của axit béo X. Tính m và tìm công thức cấu tạo của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun sôi 8,9 g triglixerit X là chất rắn trong duns dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam muối của axit béo X. Tính m và tìm công thức cấu tạo của X



Đáp án:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

 0,01 mol         0,03 mol       0,03 mol  ←  0,01 mol

3R + 3.44 + 41 = 890 ⟹ R = 239.

Vì X rắn nên gốc R là gốc no : CnH2n + 1 ⟹ 14n + 1 = 239.

⟹ n = 17, Vậy X : (C17H35COO)3C3H5.

Khối lượng của muối : m = mX + mNa0H - mglixerol= 8,9+ 0,03.40-0,92 = 9,18 (g).




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Tìm công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Tìm công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X


Đáp án:

[C6H7O2(OH)3]n + 2n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OH)(OOCCH3)2]n (xenlulozo điaxetat) + 2nCH3COOH

⇒ Công thức đơn giản nhất là C10H14O7

Xem đáp án và giải thích
Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.


Đáp án:

- Liên kết hóa học trong I2 được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử iot.

- Liên kết hóa học trong phân tử HBr được hình thành nhờ sự xen obitan ls của nguyên tử hiđro và obitan 4p có 1 electron độc nguyên tử brom.

Xem đáp án và giải thích
Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.


Đáp án:

Theo bài ra, ta có m dd ancol = 60000. 0,789 = 47340(g)

⇒ mAncol nguyên chất = 0,96. 47340 = 45446,4(g)

⇒ nC2H5OH = 45446,4/46 = 988(mol)

C6H12O6 → 2C2H5OH (H = 80% = 0,8)

⇒ nC6H12O6 = 988/(2.0,8) = 617,5(mol) ⇒ m = 111,15(kg)

Xem đáp án và giải thích
Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.


Đáp án:

Dùng Ba(OH)2 vào các dd:

Không xuất hiện dấu hiệu là NaNO3

Xuất hiện kết tủa là trắng là gồm

Mg(NO3)2 + Ba(OH)2→ Ba(NO3)2 + Mg(OH)2

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

Xuất hiện kết tủa trắng có lẩn màu xanh là gồm:

Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

Xuất hiện kết tủa xanh gồm:

Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2

CuSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Cu(OH)2

Lọc lấy các kết tủa mỗi phần hòa tan vào dd HCl

Cho dd HCl dư vào hai kết tủa trắng

Kết tủa tan hết trong dd HCl thì dd ban đầu là Mg(NO3)2

do phản ứng Mg(OH)2 +2HCl → MgCl2 + H2O

Kết tủa tan một phần còn một phần không tan  do BaSO4) là MgSO4

Tương tự muối Fe và Cu

Xem đáp án và giải thích
Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là bao nhiêu?


Đáp án:

Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là 7.

CH3 – CH(CH3) – CH = CH2; CH3 – C(CH3) = CH – CH3; CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3

CH3 – C(CH3) = C = CH2; CH2 = C(CH3) – CH= CH2; CH3 – CH(CH3) – C≡CH;

CH2 = C(CH3) – C≡CH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…