Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phảm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4. Tìm m?
nP = 0,2 mol
Bảo toàn P ta có: nP = nNa2PO4 = 0,2 mol
Bảo toàn Na: nNaOH = 2nNa2HPO4 = 0,4 mol
=> m = [0,4.40]/32% . [0,4.40]/32% = 50 g
Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím hóa đỏ là HCl.
Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu thử cón lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là ống nghiệm đựng Na2SO4.
Na2SO4+ BaCl2 → NaCl + BaSO4↓
Cho vài giọt dung dịch Na2SO4 (đã biết) vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch Ba(NO3)2
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓
Còn lại dung dịch NaCl, có thể khẳng định bằng dung dịch AgNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?
nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol ⇒ mC = 1,2g
mdung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O) ⇒ mCO2 + mH2O = 10 – 3,8 = 6,2g
⇒ mH2O = 6,2 – 0,1.44 = 1,8g ⇒ mH = 0,2 g
⇒ mO = mX – mH – mC = 1,6g ⇒ %mO = 53,33%
Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là bao nhiêu?
Nguyên tử có 3 lớp electron Số electron s tối đa là 6.
Vì nguyên tử có 3 lớp electron, số electron p nhỏ nhất là 6 (6 electron trên phân lớp 2p, phân lớp 3p không có electron).
Vậy số electron s = số electron p = 6.
Do đó tại lớp ngoài cùng có 2 electron s và không có electron p.
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt kali đicromat thấy xuất hiện kết tủa màu vàng
⇒ Dung dịch có Ba2+
2Ba2+ + Cr2O72- + H2O → 2BaCrO4 + 2H+
Lấy một lượng dung dịch khác nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào, đặt trên miệng ống nghiệm một miếng giấy quỳ tím ẩm rồi quan sát có mùi khai, làm xanh quỳ tím.
⇒ Dung dịch có NH4+
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
Trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu xanh và tan dần, khi nhỏ thêm NaOH
⇒ Dung dịch có Cr3+
Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓ xanh
Cr(OH)3 + OH- → [Cr(OH)4]
X,Y là 2 peptit mạch hở đều được tạo bởi các amino axit no, 1 nhóm -NH2(MX<MY). Đun nóng hỗn hợp A chứa X,Y bằng lượng NaOH vừa đủ, thu được 25,99 gam hỗn hợp 3 muối (trong đó muối Natri của axit glutamic chiếm 51,44% về thành phần khối lượng) và 0,12 mol H2O. Biết tổng số liên kết peptit trong X,Y là 6. Phần trăm khối lượng Y trong hỗn hợp A?
Glu-Na = 0,07 mol; CnH2nO2 = 12,62 gam, số mol peptit = 0,12 - 0,07 = 0,05 mol
0,05. (MA + MB + 44) = 12,62 => MA + MB = 208,4 => không tìm được A, B
=> GluAaBb (0,03), Glu2AcBd (0,02) (a, b, c, d là các số nguyên dương; a + b + c + d = 5)
a + b = 2 => c + d = 2
=> GluAB (0,03 mol); Glu2AB2 (0,02 mol)
0,05MA + 0,07MB = 12,62 - 0,12.22 = 9,98 => MA = 75, MB = 89
=> %Y = 0,02.475.100: (0,02.475 + 0,03.275) = 53,521
a + b = 3; c + d = 2
=> GluAB2(0,03 mol); Glu2AB (0,02 mol)
0,05MA + 0,07MB = 12,62 - 0,12.22 = 9,98 => MA = 75; MB = 89
=> %Y = 0,02.475.100:(0,02.475+0,03.275) = 53,521
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet