Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Xác định tên muối A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Xác định tên muối A.


Đáp án:

nAg = 1,08/108 = 0,1 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

Đặt X là kí hiệu, nguyên tử khối của halogen

NaX + AgNO3 → AgX↓ + NaNO3

0,01mol                    0,01mol

2AgX      →      2 Ag     +      X2

0,01mol              0,01mol

Theo pt: nNaX = nAgX = nAg = 0,1 mol

MNaX = 1,03/0,01 = 103

→ X = 103 – 23 = 80 (Br)

Muối A có công thức phân tử là NaBr

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Tìm m?


Đáp án:

 nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol

    - Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+

    - Các phản ứng xảy ra là:

  → mCu = 0,03.64 = 1,92 gam

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ΔH > 0
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa

C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ΔH > 0


Đáp án:

Nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê:

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều giảm tác động bên ngoài đó.

Áp dụng: giảm áp suất, tăng nhiệt độ (phản ứng thu nhiệt), tăng nồng độ CO2 hoặc giảm nồng độ CO cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,24 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,24 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Cách 1

Ta có nNO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

64nCu + 108nAg = 6,24 (1)

BT e ta có 2nCu + nAg = nNO2 => 2nCu + nAg = 0,1 (2)

Từ (1), (2) => nCu = 0,03 mol và nAg = 0,04 mol

=> m muối = mCu(NO3)2 + mAgNO3 = 0,03.188 + 0,04.170 = 12,44 gam

=> Đáp án D

Cách 2:

m muối = m KLpư + mNO3- = 6,24 + 62.0,1 = 12,44 gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, Zn, Cl2, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 6

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?


Đáp án:

Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…