Đốt cháy 23g chất hữu cơ A thu được sản phẩm gồm 44g CO2 và 27g H2O.
a) Hỏi trong A có những nguyên tố nào?
b) Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối hơi của A so với hidro là 23.
a) Bảo toàn nguyên tố C ta có: nC = nCO2 = 1 mol
Bảo toàn nguyên tố H ta có: nH = 2nH2O = 3 mol
Vì đốt cháy A thu được CO2 và H2O nên A chứa C, H và có thể có oxi
Theo đề bài, ta có: mO = mA – mC – mH = 23 – 12 – 3 = 8 (g)
Vậy trong A có 3 nguyên tố: C, H, O. CT chung của A: CxHyOz
b) nA = 23/46 = 0,5 mol
CxHyOz + ((2x+y/2 - z)/2)O2 ---> xCO2 + y/2H2O
0,5 0,5x 0,25y
Ta có: nCO2 = 0,5x = 1 ⇒ x = 2
nH2O = 0,25y = 1,5 ⇒ y = 6
Ta có: MA = 12x + y + 16z = 46 ⇒ z = 1
Vậy công thức phân tử của A là: C2H6O
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 6
Câu D. 3
Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
Câu A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.
Câu B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Câu C. Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện.
Câu D. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.
Cho một miếng photpho vào 600 gam dung dịch HNO3 18,9%. Phản ứng tạo H3PO4 và NO. Dung dịch sau phản ứng có tính axit và phải trung hòa bằng 3 lít dung dịch NaOH 1M. Khối lượng miếng photpho ban đầu là bao nhiêu?
nHNO3 = 1,8 mol
3P (x) + 5HNO3 (5x/3) + 2H2O → 3H3PO4 (x mol) + 5NO
nHNO3dư = 1,8 – 5x/3
nNaOH = nHNO3 + 3nH3PO4 = 1,8 – 5x/3 + 3x = 3
⇒ x = 0,9 ⇒ mP = 27,9 gam
Cho X mol Mg và y mol Zn vào dung dịch chứa m mol Cu2+ và n mol Ag+. Biết rằng x > n/2. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại. Giá trị của y cần thỏa mãn điều kiện nào?
Theo đề bài x > n/2 hay 2x > n. Như vậy: số mol e do Mg nhường lớn hơn số mol e mà Ag+ có thể nhận. Tức là Ag+ đã phản ứng hết.
Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại là Mg2+, Zn2+, Cu2+ dư
Số mol e do Mg và Zn nhường phải nhỏ hơn tổng số mol e mà Ag+ và Cu2+ có thể nhận.
Ta có: 2x + 2y < 2m + 2n hay y < m - x - 0,5n
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa:
C(r) + CO2(k) ⇌ 2CO(k); ΔH = 172KJ
- Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó".
- Áp dụng: Giảm áp suất, tăng nhiệt độ, tăng nồng độ CO2 hoặc giảm nồng độ CO cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB