Đốt 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong O2 dư, thu được 14,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong O2 dư, thu được 14,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là


Đáp án:

nO = (mX - mKL)/16 = 0,4 mol

=> nH2SO4 = nH2O = nO = 0,4 mol

=> V = 400ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây: CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây:

CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH

Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?


Đáp án:

6nCO2  + 5nH2O   --as, clorophin--> (C6H1O5)n + 6nO2

2(C6H1O5)n  + 2nH2O  --men amilaza--> nC12H22O11

C12H22O11   + H2O --H+--> 2C6H12O11

C6H12O11 --men rượu--> 2C2H5OH + 2CO2

Giai đoạn (2) và (3) có thể dùng xúc tác axit (H+).

 

Xem đáp án và giải thích
Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử. a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn. b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.

a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.

b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn

c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?


Đáp án:

a. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình ăn mòn điện hóa với anot bị ăn mòn là sắt, catot là cacbon

Tại anot Fe → Fe2+ + 2e

Fe2+→ Fe3+ + e

Tại catot 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2

Fe3+ + 32OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2, Fe (OH)3 →Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

b. Tráng kẽm, thiếc ngoài vật bằng sắt, thép thì kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn do:

- Kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì kẽm bị ăn mòn trước

- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn sẳt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì sắt bị ăn mòn trước.

c. Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm trong việc sản xuất đồ hộp thực phẩm bởi vì các hợp chất của thiếc an toàn hơn, không gây độc cho con người như hợp chất của kẽm. Tuy nhiên để bảo vệ ông nước, xô, chậu, mái tôn thì kẽm được ưu tiên hơn thiếc vì kẽm bảo vệ sắt chống ăn mòn điện hóa tốt hơn thiếc.

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH


Đáp án:

Ta có = 0,175.2 = 0,35

Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl

HCl (0,35) + NaOH (0,35) → NaCl + H2O

H2N-C3H5-(COOH) (0,15) + 2NaOH (0,3) → H2N-C3H5-(COONa) + 2H2O

nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol

Xem đáp án và giải thích
Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần 1 vào dung dich KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng H2O dư thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng tính theo gam cả K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau:

- Cho phần 1 vào dung dich KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng H2O dư thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Tính khối lượng tính theo gam cả K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X 


Đáp án:

Ta thấy lượng H2 sinh ra khi tác dụng với H2O ít hơn so với lượng H2 khi tác dụng với KOH ⇒ Khi tác dụng với H2O, Al còn dư

 

nH2 = 2x = 0,02 ⇒ x = 0,01, thay vào (1) ⇒ y = 0,02

Hỗn hợp Y gồm Al dư và Fe phản ứng với HCl

nAl dư = y – x = 0,01 mol

nH2 = 1,5nAl dư + nFe = 0,025 ⇒ z = 0,01

Vậy mK = 0,39g; mAl = 0,54g; mFe = 0,56g

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng lên men glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau: C6H12O6 -- men(30-35 o)® 2C2H5OH + 2CO2 . Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là:


Đáp án:
  • Câu A. 360

  • Câu B. 108

  • Câu C. 300

  • Câu D. 270

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…