Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
a) 2Cu + O2 → 2CuO (1)
3CuO + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O (2)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O (3)
b) nCu = 0,2 (mol) ; nNO = 0,02 (mol)
Từ (2) => nCu(dư) = nNO = 0,03 (mol) ; nHNO3 = 4nNO = 0,08 (mol).
Từ (1) => nCuO = nCu(phản ứng) = 0,2 - 0,03 = 0,17 (mol).
Từ (3) => nHNO3 = 2nCuO = 0,34 (mol).
Vậy thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là: (0,34 + 0,08) / 0,5 = 0,84 (lít).
Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin.
Lắc kĩ hỗn hợp với dung dịch HC1 dư, chỉ có anilin phản ứng :
C6H5-NH2 + HCl → [C6H5-NH3]+Cl-
anilin phenylamoni clorua
Sau đó để yên, có hai lớpchất lỏng tạo ra : một lớp gồm nước hoà tan phenylamoni clorua và HCl còn dư, lớp kia gồm benzen hoà tan phenol.
Tách riêng lớp có nước rồi cho tác dụng với NH3 lấy dư :
HCl + NH3 → NH4CI
[C6H5-NH3]+Cl-+ NH3 → C6H5-NH2 + NH4Cl
Anilin rất ít tan trong nước nên có thể tách riêng
Lắc kĩ hỗn hợp benzen và phenol với dung dịch NaOH dư :
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
natri phenolat
Natri phenolat tan trong nước còn benzen không tan và được tách riêng. Thổi CO2 dư qua dung dịch có chứa natri phenolat :
NaOH + CO2→ NaHCO3
C6H5ONa + CO2 + H2O → NaHCO3 + C6H5OH
Phenol rất ít tan trong nước lạnh và được tách riêng.
Điền chất thích hợp vào chỗ có dấu ? trong các sơ đồ sau:
a) H2PO4-+?→HPO42-+?
b) HPO42-+?→H2PO4-+?
a) H2PO4-+OH- →HPO42-+H2O
b) HPO42- + H3O+ →H2PO4-+H2O
Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?
Có nCu = 0,06 mol.
PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
- Thí nghiệm 1: nH+ = nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng Cu dư → nNO = nH+: 4 = 0,02 mol.
- Thí nghiệm 2: nH+ = 0,16 mol; nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng NO3- dư → nNO = 0,04 mol.
Tỷ lệ V1 :V2 = 1:2 mol.
Tại sao không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng quần áo ngâm xà phòng?
Trong xà phòng luôn có một lượng xút dư ; các muối natri của các axit béo bị thuỷ phân tạo ra môi trường kiềm có thể ăn mòn nhôm.
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại chưa tan. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?
mCu = 0,6m, mFe = 0,4m.
mchất rắn sau = 0,65m > mCu nên Fe chưa phản ứng hết, Cu chưa phản ứng, dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Fe(NO3)2.
Áp dụng định luật bảo toàn electron có: 2.nFe = 3.nNO → nFe = 0,03 mol = nmuối → mmuối = 0,03. 180 = 5,4 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB