Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8 đun nóng X thời gian trong bình kín (có bột Fe lam xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là %?
Hỗn hợp X có tỉ khối so với He bằng 1,8 => nH2/nN2 = 4/1
Coi hỗn hợp ban đầu có 4 mol H2 và 1 mol N2 ⇒ Hiệu suất tính theo N2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng mtrước = msau
nt/ns = Ms/Mt = 2/1,8 = 10/9 => n(sau) = 4,5 mol
N2 + 3H2 → 2NH3
nkhí giảm = 2nN2 pư = 0,5 mol ⇒ nN2 pư = 0,25 mol
⇒ H% = 25%
Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.
MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.
– Tác dụng với dung dịch axit:
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.
– MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.
– Dễ bị phân hủy:
MgCO3 --t0--> MgO + CO2
Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc:
a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito.
b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito.
c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.
a) mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 .32 = 48 g
mN2 = nN2 . MN2 = 0,02 . 28 = 0,56 g
mH2 = nH2 . MH2 = 2,5 .2 = 5g
Khối lượng hỗn hợp khí:
mhh = mO2 + mH2 + mN2 = 48 + 5 + 0,56 = 53,56(g)
Thể tích của hỗn hợp khí:
Vhh = 22,4.n = 22,4.( 1,5 + 2,5 + 0,02) = 90,048 (l)
b) Tương tự
mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 . 32 = 48g
mCO2 = nCO2 . MCO2 = 1,2 . 44 = 52,8 g
mN2 = nN2 . MN2 = 3. 28 = 84g
Khối lượng hỗn hợp khí:
mhh = mO2 + mCO2 + mN2 = 48 + 52,8 + 84 = 184,8 g
Thể tích của hỗn hợp khí:
Vhh = 22,4.n = 22,4.(1,5 + 1,2 + 3) = 127,68 (l)
c)
mhh = mH2 + mCO2 + mO2 = 6 + 2,2 + 1,6 = 9,8g
nH2 = m : M = 6 : 2 = 3 mol;
nCO2 = m : M = 2,2 : (12 + 16.2) = 0,05 mol
nO2 = m : M = 1,6 : 32 = 0,05 mol
Vhh = 22,4.nhh = 22,4.(3 + 0,05 + 0,05) = 69,44 (l)
Câu A. 3
Câu B. 6
Câu C. 4
Câu D. 5
Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Al khử H2O rất khó khăn, không thu được khí H2 vì Al phản ứng với nước tạo ra màng bảo vệ là Al(OH)3, nó ngăn không cho Al tiếp xúc với nước. Trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH,...) màng bảo vệ Al(OH)3 sinh ra liền bị phá huỷ, do đó Al khử H2O dễ dàng, giải phóng khí H2.
2Al + 6H2O→ 2Al(OH)3+ 3H2 (1)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 +2H2O (2)
Hai phản ứng trên xảy ra luân phiên nhau, cho tới khi Al bị oxi hoá hết. Ở đây, kiềm giữ vai trò hoà tan màng bảo vệ Al(OH)3, tạo điều kiện cho Al khử H2O dễ dàng.
Cho các chất sau: etylamin; anilin; dimetylamin; trimetylamin. Số chất amin bậc 2 là
Câu A. 4
Câu B. 2
Câu C. 1
Câu D. 3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB