Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).


Đáp án:

Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có: 2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết bản tường trình  1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm. 2. Điều chế axit clohiđric. 3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết bản tường trình 

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

2. Điều chế axit clohiđric.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.


Đáp án:

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

- TN: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4

Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc.

Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có có đính 1 băng giấy tẩm màu

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Có khí màu vàng lục bay ra. Giấy màu ẩm bị mất màu

- Phương trình phản ứng:

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.

- Giải thích hiện tượng: Khí màu vàng lục là khí Cl2, khí Cl2 gặp môi trường nước tạo nước clo.

Nước clo có tính tẩy màu nên làm mất màu băng giấy ẩm

2. Điều chế axit clohiđric.

-TN: Dùng 2 ống nghiệm:

+ Ống 1: cho 1 ít muối ăn, sau đó rót dd H2SO4 đậm đặc vừa đủ để thấm ướt lớp muối ăn.

+ Ống 2: Thêm khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm

Lắp dụng cụ TN như hình 5.11 SGK Trang 120

Đun nóng ống nghiệm 1 đến khi sủi bọt mạnh thì dừng.

Nhúng giấy quỳ tím vào dd trong ống 2. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Có khí thoát ra ở ống 1. Giấy quỳ tím nhúng vào ống nghiệm 2 chuyển sang màu đỏ.

Phương trình phản ứng: NaCl(rắn) + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

- Giải thích. Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

Phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3.

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Sử dụng thuốc thử là quỳ tím và dd AgNO3

- TN:

Lần lượt nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử và quan sát

+ 2 ống nghiệm làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl, HNO3.

+ ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím là NaCl

Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa HCl, HNO3

+ Ống nghiệm có kết tủa trắng xuất hiện là ống chửa HCl

+ Ống còn lại là HNO3.

PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Xem đáp án và giải thích
? + ? → CaCO3 ↓ + ? Al2O3 + H2SO4 → ? + ? NaCl + ? → ? + ? + NaOH KHCO3 + Ca(OH)2 → ? + ? + ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

? + ? → CaCO3 ↓ + ?

Al2O3 + H2SO4 → ? + ? 

NaCl + ? → ? + ? + NaOH

KHCO3 + Ca(OH)2 → ? + ? + ?


Đáp án:

(1) Na2CO+ Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH

(2) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

(3) 2NaCl + 2H2O --dpdd--> NaOH + H2 + Cl2

(4) 2KHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của N/2 nguyên tử oxi, của N/4 phân tử oxi và so sánh hai kết quả này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của N/2 nguyên tử oxi, của N/4 phân tử oxi và so sánh hai kết quả này.

 

Đáp án:

 Hai khối lượng này giống nhau.

   Vì khối lượng của N nguyên tử O là 16g

   Nên khối lượng của N/2 nguyên tử O là 8g

   Vì khối lượng của N phân tử O là 32(g)

   Nên khối lượng của N/4 phân tử O là 8(g)

   Vậy khối lượng của N/2 nguyên tử oxi bằng khối lượng của N/4 phân tử oxi

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng muối dùng để sản xuất xà phòng thu được khi cho 100 kg một loại mỡ chứa 50% tristearin ; 30% triolein và 20% tripanmitin tác dụng với natri hiđroxit vừa đủ (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng muối dùng để sản xuất xà phòng thu được khi cho 100 kg một loại mỡ chứa 50% tristearin ; 30% triolein và 20% tripanmitin tác dụng với natri hiđroxit vừa đủ (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%).



Đáp án:

Phản ứng của các chất với dung dịch NaOH :

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3

Ta có: m(C17H35COO)3C3H5= (= 50000 (g)

→ n(C17H35COO)3C3H5= 56,18(mol)

m(C17H33COO)3C3H5= 30000 (g) →n(C17H33COO)3C3H5 = 33,94 (mol)

m(C15H31COO)3C3H5= 20000 (g) → n (C15H31COO)3C3H5= 24,81 (mol)

Từ pt ta có: n C17H35COONa= 3n (C17H35COO)3C3H5

                   n C17H33COONa =3n(C17H33COO)3C3H5

                   nC15H31COONa = 3n(C15H31COO)3C3H5

Khối lượng muối thu được :

m C17H35COONa+ m C17H33COONa  + m C15H31COONa  = 3(56,18.306 + 33,94.304 + 24,81.278) = 103218,06 (g) =103,2 (kg).




Xem đáp án và giải thích
Cho ancol A tác dụng với axit B thu được este X. Làm bay hơi 8,8 g este X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 g khí oxi ( đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B và X. Viết tên của X biết từ A có thể chuyển hoá thành B chỉ bằng một phản ứng hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho ancol A tác dụng với axit B thu được este X. Làm bay hơi 8,8 g este X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 g khí oxi ( đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B và X. Viết tên của X biết từ A có thể chuyển hoá thành B chỉ bằng một phản ứng hoá học.



Đáp án:

MX=88 g/mol.

Vậy X là este đơn chức  với 

 Công thức phân tử của X là 

Vì A chuyển thành B bằng 1 phản ứng nên A và B có cùng mạch cacbon.

Vậy A và B lần lượt là C2H5OH và CH3COOH.

X có tên là etyl axetat.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…