Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì?
a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g;
SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g.
b)SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1 atm) = 0,07g
Các kí hiệu cho biết:
a)- Độ tan của KNO3 ở 20oC là 31,6g, ở 100oC là 246g.
- Độ tan của CuSO4 ở 20°C là 20,7g, ở 100°C là 75,4g
b) Độ tan của khí CO2 ở 20oC 1atm là 1,73g ở 60oC 1atm là 0,07g.
Câu A. phenylamin, etylamin, amoniac
Câu B. phenylamin, amoniac, etylamin
Câu C. etylamin, amoniac, phenylamin
Câu D. etylamin, phenylamin, amoniac
Cho sơ đồ của phản ứng như sau:
Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu
a) Xác định các chỉ số x và y.
b) Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại số phân tử của cặp hợp chất
a) AlIIIx(SIIO4)y
Ta có x.III = y.II ⇒ x/y = 2/3
⇒ Al2(SO4)3
b) Phương trình hóa học : 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại là số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2 : 3.
Tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất là số phân tử CuSO4 : số phân tử Al2(SO4)3 = 3:1
a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
Các phản ứng hoá học xảy ra trên hai đĩa cân :
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2
MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2
a) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất :
Số mol các chất tham gia ( 1 ) : nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol bằng số mol HNO3
Số mol các chất tham gia (2) : nMgCO3 = 20/84 ≈ 0,24 mol nhiều hơn số mol HNO3
Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2). Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 (gam). Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.
b) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai :
Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng :
Phản ứng ( 1 ) : 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,2 = 8,8 (gam).
Phản ứng (2) : 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,24 = 10,56 (gam).
Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3.
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
Câu A. 60,272.
Câu B. 51,242.
Câu C. 46,888.
Câu D. 62,124.
Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với bốn nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O
a) Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
b) Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
a) Phân tử gồm 1X và 4H
Phân tử khối của hợp chất trên: X + 4 = 16.
Nguyên tử khối của X = 16 – 4 = 12đvC.
Vậy X là nguyên tố cacbon: C
b) Phần trăm về khối lượng cacbon có trong CH4 là: %C = (12/16).100% = 75%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB