Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là:
Câu A. [C6H7O3(OH)2]n.
Câu B. [C6H7O2(OH)3]n. Đáp án đúng
Câu C. C6H5O2(OH)3]n
Câu D. [C6H8O2(OH)3]n.
Đáp án B Phân tích: Xenlulozơ ((C6H10O5)n) có thể viết là [C6H7O2(OH)3]n .
Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (1)... Dùng dụng cụ đo mới xác định được (2)... của chất. Còn muốn biết được một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (3)...
1) Một số tính chất bề ngoài (thể, màu…)
2) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lương riêng,..
3) Làm thí nghiệm.
Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :
Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.
a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên
b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên
c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.
d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co
⇒ Zn có tính khử mạnh nhất
b.Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất
c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation : Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb
d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử
Zn + Co2+ → Zn2+ + Co
Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb
Co + Pb2+ → Co2+ + Pb
a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.
b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1:
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.
Thí nghiệm 2 :
0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.
0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑(1)
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑(2)
b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra
TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2
Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.
TN 2 - Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.
Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).
Trong các chất sau đây:
a) C2H5OH.
b) CH3COOH.
c) CH3CH2CH2OH.
d) CH3CH2COOH.
Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.
Chất tác dụng với Na là: a, b, c, d (do có gốc OH).
Chất tác dụng với NaOH là: b, d (do có gốc COOH).
Chất tác dụng với Mg là: b, d (do có gốc COOH).
Chất tác dụng với CaO là: b, d (do có gốc COOH).
Phương trình phản ứng:
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet