Độ tan (S) của một chất trong nước là gì?
- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu gam?
nCu = 0,12 mol
nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol ; nSO42- = 0,1 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,12 0,32 0,12
0,12 0,32 0,08 0,12
0 0 0,04
mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam
Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
b) Số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử H2 = 1:1.
Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
B1: Cho H2O vào thì sẽ thấy BaCO3 và BaSO4 không tan còn 3 muối Na đều tan.
B2: Sục CO2 vào 2 lọ đựng BaCO3 và BaSO4 , nếu lọ nào thấy kết tủa tan thì đó là lọ đựng BaCO3 còn lọ đựng BaSO4 không có hiện tượng gì cả
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
B3:Cho Ba(HCO3)2 vừa tạo ra vào 3 lọ muối Na
Lọ nào k phản ứng là lọ đựng NaCl
Lọ nào tạo ra kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4
Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaCO3
Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaSO4
B4: Cho sục khí CO2 vào 2 lọ chưa nhận biết đượcchất ở B3
Lọ nào thấy kết tủa tan là lọ đựng BaCO3 hay ban đầu đựng Na2CO3
Lọ đựng sản phẩm BaSO4 sẽ k có ht gì cả
BaCO3 + CO2 + H2O→ Ba(HCO3)2
Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.
Sắp xếp các chất theo độ tăng dần tính bazo:
O2N-C5H4-NH2 < C6H5NH2 < CH3-C6H4-NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH
Giải thích:
Vòng benzene có tính hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3
Gốc metyl (-CH3) có tính đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm -CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm: Nhóm nitro (-NO2) có liên kết kép là nhóm thế loại 2 có tính hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazo yếu nhất.
Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học
a. saccarozo, glucozo, glixerol
b. saccarozo, mantozo và andehit
c. saccarozo, mantozo, glixerol và andehit axetic
a. -Cho các chất thực hiện phản ứng tráng bạc nhận ra glucozo do tạo kết tủa Ag.
CH2OH−(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH --t0--> CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3+ H2O
Hai chất còn lại đun nóng với H2SO4 , Saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.
- Nhận ra andehit axetic vì tạo kết tủa đỏ gạch
CH3CHO + 2Cu(OH)2 --t0--> CH3COOH + 2H2O + Cu2O (kết tủa)
c.Phân biệt saccarozo, mantozo, glixerol và andehit axetic
Cho 4 chất tác dụng với phức bạc amoniac. Chia 4 chất thành 2 nhóm
- Nhóm có phản ứng tráng bạc gồm mantozo và andehit axetic(nhóm 1)
C11H21O10CHO + 2[Ag(NH3)2]OH --t0--> C11H21O11-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH --t0--> CH3-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)
- Nhóm không có phản ứng tráng bạc gồm saccarozo và glixerol (nhóm 2)
Cho 2 chất thuộc nhóm 1 tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
- Nhận ra mantozo vì nhó hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam
2C12H22O11 + Cu(OH)2 (to thường ) → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
- Andehit axetic không có phản ứng trên
Cho hai chất nhóm 2 tác dụng với sữa vôi, nếu tạo thành dung dịch trong suốt thì đó là saccarozo, do tạo thành saccarat canxi tan
- Glixerol không có phản ứng trên
c. Phân biệt saccarozo, mantozo, glixerol và andehit axetic
Cho hai chất nhóm 2 tác dụng với sữa vôi, nếu tạo thành dung dịch trong suốt thì đó là saccarozo, do tạo thành saccarat canxi tan
- Glixerol không có phản ứng trên
Cho Hai chất nhóm 2 đun nóng với H2SO4 , Saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.
Saccarozo + H2O --H2SO4, t0--> Glu + Fruc
CH2OH−(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH --t0--> CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3+ H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB