Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ:
a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.
b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà.
c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.
a. Polime thiên nhiên là polime có nguồn gốc thiên nhiên như xenlulozơ, cao su, tinh bột. vv...
Polime tổng hợp là polime do con người tổng hợp nên như polietilen, cao su buna, nilon-6,6, vv...
Polime bán tổng hợp (nhân tạo) là polime do chế biến một phần polime thiên nhiên như tơ visco, tơ axetat, vv...
b. Polime có cấu trúc điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo một trật tự nhất định.
Polime cấu trúc không điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nhất định.
c. Polime mạch phân nhánh là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng phân nhánh như amilopectin, glicogen, vv...
Polime mạng không gian là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng mạng không gian. Thí dụ cao su lưu hóa, nhựa-bakelít, vv...
Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng.
Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện.
Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện.
1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên.
2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên.
3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm
1. TN1:
Catot Cu (-) <--- CuSO4 dd --> Anot graphit (+)
Cu2+, H2O SO42-, H2O
Cu2+ + 2e --> Cu 2H2O --> O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân: 2Cu2+ + 2H2O ---đpdd---> 2Cu + 4H+ + O2
Hiện tượng : Kim loại đồng bám vào catot bằng đồng
- Có khí thoát ra ở anot bằng graphit
- Màu xanh của dung dịch nhạt dần
Thí nghiệm 2 :
Catot graphit (-) <--- CuSO4 dd --> Anot Cu (+)
Cu2+, H2O SO42-, H2O
Cu2+dd + 2e --> Cu catot Cu anot ---> Cu2+ dd + 2e
Phương trình điện phân:
Cu2+dd + Cuanot → Cucatot + Cu2+dd
Hiện tượng :
- Kim loại đồng bám vào catot bằng graphit
- Anot bằng đồng tan ra
- Màu xanh của dung dịch không đổi
2. Nồng độ H+ ở thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2 ⇒ pHTN1 < pHTN2
3. Nồng độ Cu2+ ở thí nghiệm 1 giảm , ở thí nghiệm 2 không đổi .
Câu A. Glucozơ
Câu B. Metyl axetat
Câu C. Triolein
Câu D. Saccarozơ
Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. Tìm m?
Ta có pH = 13⇒pOH = 14 – 13 =1
⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Ta có: m(bazơ) = m(kim loại) + mOH- = 2,22 + 0,05 .17 = 3,07 g
So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:
a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.
b) Tính chất vật lí.
c) Tính chất hóa học.
So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:
a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử:
- Giống nhau:
+ Số lớp electron ngoài cùng có 7e. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử halogen đều có 1 electron độc thân.
+ Phân tử 2 nguyên tử, liên kết cộng hóa trị không cực.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5.
- Khác nhau:
+ Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.
+ Số lớp electron tăng dần từ flo đến iot.
+ Lớp ngoài cùng của nguyên tố flo là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Nguyên tử clo, brom và iot có phân lớp d còn trống.
+ Ở trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom hoặc iot có thể có 3, 5 hoặc electron độc thân.
+ Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.
b) Tính chất vật lí
Trong nhóm halogen, tính chất vật lí biến đổi có quy luật: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi ...
Từ flo đến iot ta nhận thấy:
- Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.
- Màu sắc: đậm dần
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: tăng dần.
- Flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh, các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.
c) Tính chất hóa học:
Giống nhau:
- Vì lớp electron lớp ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau (...ns2np5) nên các halogen rất giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.
- Halogen có ái lực với electron lớn. Nguyên tử halogen X với 7 electron lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 electron để trở thành ion âm.
X + 1e → X-
- Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối halogennua.
Khác nhau:
- Khả năng oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
- Phản ứng với kim loại, với hidro, với nước của các halogen cũng có khác nhau.
- Flo không thể hiện tính khử (không có số oxi hóa dương) còn các halogen khác có tính khử và tính khử tăng dần từ flo đến iot.
Hoà tan Na2CO3 vào V(ml) hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M thì thu được một dung dịch A và 7,84 lit khí B (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 48,45g muối khan.
a/ Tính V(ml) hỗn hơp dung dịch axit đã dùng?
b/ Tính khối lượng Na2CO3 bị hoà tan.
Giả sử phải dùng V(lit) dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 1,5M.
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
0,25V 0,5V 0,5V 0,25V (mol)
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
1,5V 1,5V 1,5V 1,5V (mol)
Theo bài ra ta có:
Số mol CO2 = 0,25V + 1,5V = 7,84 : 22,4 = 0,35 (mol) (I)
Khối lượng muối thu được: 58,5.0,5V + 142.1,5V = 48,45 (g) (II)
V = 0,2 (l) = 200ml.
Số mol Na2CO3 = số mol CO2 = 0,35 mol
Vậy khối lượng Na2CO3 đã bị hoà tan:
mNa2CO3 = 0,35 . 106 = 37,1g.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB