Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là gì?


Đáp án:

Độ tan của một chất trong nước (ở nhiệt độ xác định) là số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1 ? Biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1 ? Biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.


Đáp án:

Để có pH = 1 thì nồng độ HCl phải bằng 1.10-1 mol/l. Vậy phải pha loãng 4 lần dung dịch HCl 0,4M, nghĩa là pha thêm 750 ml nước.


Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm ⇒ có Cu2+

Cu2+ + 2OH- → Cu (OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 ⇒ có Fe3+

Fe3+ +3OH- → Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Xem đáp án và giải thích
 Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau: 250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:    - NaCl;    - KNO3;    - CuSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau:

250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:

   - NaCl;

   - KNO3;

   - CuSO4.


Đáp án:

  n = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)

   * NaCl: mNaCl = n.M = 0,025.58,5 = 1,4625(g)

   - Cách pha chế:

   + Cân lấy 1,4625g NaCl cho cốc và khuây nhẹ cho đủ 250ml dung dich. Ta được 250ml dung dịch NaCl 0,1M.

   * KNO3: mKNO3 = n.M = 0,025.101 = 2,525(g)

   - Cách pha chế:

   + Cân lấy 2,525g KNO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến khi đủ 250ml dung dịch, ta được 250ml dung dịch KNO3 0,1M.

   * CuSO4: mCuSO4 = 0,025.160=4(g)

   - Cách pha chế: Cân lấy 4g CuSO4 cho vào bình chia độ có dung tích 300ml, đổ từ từ nước cất vào bình và khuấy nhẹ cho đến khi đủ 250ml dung dịch CuSO4 0,1M.

Xem đáp án và giải thích
Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.


Đáp án:

Các ví dụ về loại phản ứng:

- Phản ứng nhanh: phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt,...) phản ứng giữa hai dung dịch AgNO3 và NaCl,...

- Phản ứng chậm: sự gỉ sắt, sự lên men rượu,...

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là


Đáp án:

nSO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

⇒ mhh = mCu + mFe

Bảo toàn electron: 2nCu + 3nFe = 2nSO2

⇒ 64nCu + 56nFe = 15,2; 2nCu + 3nFe = 2.0,3

⇒ nCu = 0,15; nFe = 0,1 ⇒ %mFe = 0,01.56/15,2.100% = 36,84%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…