Khử 2,4 gan hỗn hợp CuO và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1:1. Sau phản ứng thu được 1,76 gam chất rắn, đcm hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Xác định công thức của oxit sắt.
Sản phẩm khử CuO và oxi săt là Cu và Fe với tổng khối lượng hai kim loại là 1,76 gam
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nFe = nH2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol
⇒ mFe = 0,02. 56 = 1,12 ⇒ mCu = 1,76 – 1,12 = 0,64 gam
nCu = 0,01 mol = nCuO
Trong hỗn ban đẩu có 0,01 mol CuO chiếm 0,8 gam
0,01 mol FexOy chiếm 1,6 gam
mFexOy = 1,6 : 0,01 = 160 ⇒ Oxit sắt là Fe2O3
Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là kim loại nào?
Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x
Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2
CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2
nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol
dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong => trong dung dịch có muối axit
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
Tính ra nCO2 = 0,1 = nMCO3 => M = 12
Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be
Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. Khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?
Fe (x) + CuSO4 (x) → FeSO4 (x) + Cu (x)
Suy ra: mtăng = -56.x + 64x = 1,2
8x = 1,2 ⇒ x = 0,15.
mCu = 0,15.64 = 9,6 g
Ozon khi nào thì có lợi và có hại đối với sức khoẻ con người?
Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của chất B không đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:
Câu A. NaOH và K2SO4
Câu B. K2CO3 và Ba(NO3)2
Câu C. KOH và FeCl3
Câu D. Na2CO3 và KNO3
Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y.
Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân của X là ZX , Y là ZY ; số nơtron (hạt không mang điện) của X là NX, Y là NY. Với XY2, ta có các phương trình:
tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178 → 2 ZX + 4 ZY + NX + 2NY = 178 (1)
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 → 2 ZX + 4ZY - NX 2 NY = 54 (2)
số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12 → 4 ZY - 2 ZX = 12 (3)
→ ZY = 16; ZX = 26
Vậy X là sắt, Y là lưu huỳnh. XY2 là FeS2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB