Đipeptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. Có 4 đi peptit tối đa được tạo ra từ hỗn hợp gồm glyxin và alanin là : Gly – Gly, Ala – Ala, Ala – Gly và Gly – Ala.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy phân tích cho biết trường hợp nào xảy ra hiện tượng hóa học, trường hợp nào xảy ra hiện tượng vật lí. a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. b) Hòa vôi sống vào nước được vôi tôi (vôi tôi là chất canxi hidro oxit, nước vôi trong là dung dịch chất này).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân tích cho biết trường hợp nào xảy ra hiện tượng hóa học, trường hợp nào xảy ra hiện tượng vật lí.

   a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên.

   b) Hòa vôi sống vào nước được vôi tôi (vôi tôi là chất canxi hidro oxit, nước vôi trong là dung dịch chất này).


Đáp án:

   a) Hiện tượng vật lí vì khi mở nút chai nước giải khát loại có ga là do khí cacbn đioxit bị nén trong chai thoát ra ngoài.

   b) Hiện tượng hóa học vì vôi sống vào nước và trở thành vôi tôi là chất khác.

Xem đáp án và giải thích
Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?


Đáp án:

2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2

Số mol O2 là nO2 = 48 / 32 = 1,5(mol)

Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7= 2/3 x nO2 = 1(mol)

Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.

Xem đáp án và giải thích
Cho 12,8 g kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Cho C phản ứng với thanh sắt nặng 11,2 g, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt này tăng 0,8 g, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. a) Xác định kim loại A. b) Tính nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12,8 g kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Cho C phản ứng với thanh sắt nặng 11,2 g, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt này tăng 0,8 g, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M.

a) Xác định kim loại A.

b) Tính nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.





Đáp án:

a)

                              (1)

                      (2)

Theo (2) ta có : nA=nFe( phản ứng) 

Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là 

Khối lượng thanh sắt tăng 0,8 g nghĩa là 

Vậy 

Kim loại là Cu.

b)

 




Xem đáp án và giải thích
Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, cho toàn bộ hỗn hợp khí thu được tác dụng với nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, cho toàn bộ hỗn hợp khí thu được tác dụng với nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là


Đáp án:

n Fe2O3 = 0,2 mol => nCO2 = nO=0,6 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,6 → 0,6 => mCaCO3 = 60 gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi nào?


Đáp án:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi: Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…