Bài thực hành 3: Dãy điện hóa của kim loại. Điều chế kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 3: Dãy điện hóa của kim loại. Điều chế kim loại


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Suất điện động của các pin điện hóa Zn - Cu và Zn - Pb

a) Pin điện hóa Zn - Cu

- Tiến hành TN:

    + Lắp pin điện hóa theo sơ đồ hình 5.3

    + Nhúng lá Zn vào cốc đựng dd ZnSO4 1M, nhúng lá Cu vào cốc đựng dd CuSO4 1M

    + Nối 2 dd muối trong 2 cốc bằng cầu nối đựng dd NH4NO3  

    + Nối 2 điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Cu ở bên phải

- Số liệu: Suất điện động của pin điện hóa Zn-Cu đo được là 1,1V

b) Pin điện hóa Zn - Pb -

Tiến hành TN:

    + Lắp pin điện hóa Zn - Pb tương tự như sơ đồ của pin điện hóa Zn - Cu

    + Nhúng lá Zn vào cốc đựng dd ZnSO4 1M, nhúng lá Cu vào cốc đựng dd Pb(NO3) 1M

    + Nối 2 dd muối trong 2 cốc bằng cầu nối đựng dd NH4NO3

    + Nối 2 điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Pb ở bên phải

- Số liệu: Suất điện động của pin điện hóa Zn - Pb đo được là 0,63V

⇒ Suất điện động của pin điện hóa Zn - Cu lớn hơn của pin điện hóa Zn-Pb

Thí nghiệm 2: Điện phân dung dịch CuSO4, các điện cực bằng graphit

- Tiến hành TN:

    + Lắp dụng cụ điện phân dd CuSO4 như hình sau:

+ Điều chỉnh dòng điện đi qua vào dung dịch

- Hiện tượng:

    + Ở cực (-) xuất hiện kim loại màu đỏ bám trên catot

    + Ở cực (+) xuất hiện bọt khí

- Giải thích: Khi có dòng điện:

    + Ở cực (+) xảy ra sự oxi hóa H2O sinh ra khí O2

    + Ở cực (-) xảy ra sự khử Cu2+ thành Cu

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Bổ túc và hoàn thành phương trình phản ứng: A → B + CO2 B + H2O → C C + CO2 → A + H2O A + H2O + CO2 → D D to→ A + H2O + CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bổ túc và hoàn thành phương trình phản ứng:

A → B + CO2

B + H2O → C

C + CO2 → A + H2O

A + H2O + CO2 → D

 A + H2O + CO2


Đáp án:

A: CaCO3
B: CaO
C: Ca(OH)2
D: Ca(HCO3)2

Phương trình phản ứng hóa học:

CaCO3  CaO + CO2

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

CaCO3+ H2O + CO2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 →to CaCO3 + H2O + CO2

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.


Đáp án:

Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

  NaCl K2CO3 Na2SO4 HCl Ba(NO32 Kết luận
NaCl            
K2CO3       ↑,↓
Na2SO4        
HCl        
Ba(NO3)2       2↓

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố X có 21 electron. Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị, điện tích của ion này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có 21 electron. Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị, điện tích của ion này là?


Đáp án:

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d14s2

Vậy nguyên tử X có 3 electron hóa trị (trên phân lớp 3d và 4s). Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị này thì điện tích ion là 3+ .

Xem đáp án và giải thích
Có 5 dung dịch riêng rẽ. Mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, nồng độ khoảng 0,1 M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 5 dung dịch riêng rẽ. Mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, nồng độ khoảng 0,1 M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?


Đáp án:

Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m

nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)

Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4

BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O

=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)

=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol

BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol

Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol

Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z

mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)

mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)

nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)

=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2

=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…