Để xác định hàm lượng của Ag trong hợp kim người ta hòa tan 0,5 gam hợp kim đó vào dung dịch axit nitric. Cho thêm dung dịch axit clohidric vào dung dịch trên thu được 0,398 gam kết tủa. Tính hàm lượng A trong hợp kim.
Ag → Ag+ + 1e
Ag+ + HCl → AgCl ↓ + H+
Số mol kết tủa là
nAgCl = 0,398/143,5 mol
Theo pt nAg = nAg+ = nAgCl = 0,398/143,5 mol
Khối lượng Ag là: mAg = 0,3g
%mAg= 0,3/0,5 .100% = 60%
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Xác định khối lượng của hỗn hợp A?
Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4. Vậy cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là 232g.
Nung một lượng NH3 trong bình kín. Sau một thời gian đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất khí trong bình tăng 1,5 lần so với áp suất ban đầu. Tỉ lệ NH3 bị phân hủy chiếm bao nhiêu?
2NH3 → N2 + 3H2
Áp suất trong bình sau tăng 1,5 lần so với ban đầu ⇒ (ntrước)/(nsau) = 2/3
Giả sử ban đầu có 2 mol NH3, x là số mol NH3 bị phân hủy
nsau = nNH3 dư + nN2 + nH2 = 2 – x + 0,5x + 1,5x = 3 mol
⇒ x = 1 ⇒ 50% NH3 phân hủy
Cho m gam hỗn hợp X gồm C và S tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được hỗn hợp khí Y gồm NO2 và CO2 có thể tích 3,584 lít. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 25m/7 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Đặt a; b là số mol của C; S => nCO2 = a, nNO2 = 0,16 - a
BTe: 4a + 4b = 0,16 - a
nCaCO3 = a = 0,25.(12a + 32b)/7 => a = 0,02 mol ; b = 0,01 mol => m = 0,56 gam
Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra
b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A
c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu
a. Phương trình hóa học
(1) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
(2) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
b. nNO = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2nCu = 3nNO => nCu = 1,5nNO = 1,5.0,1 = 0,15 mol
=> mFe2O3 = mhỗn hợp – mCu = 25,6 – 0,15.64 = 16 gam => nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol
=> %mFe2O3 = (16 : 25,6).100% = 62,5%
c.
Theo PTHH (1) và (2): nHNO3 pư = 8nCu/3 + 6nFe2O3 = 8.0,15/3 + 6.0,1 = 1 mol
=> nHNO3 bđ = nHNO3 pư.120/100 = 1,2 mol => VHNO3 = 1,2.22,4 = 26,4 lít
Cho 0,05 mol muối CaX2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 18,8 gam kết tủa. Công thức phân tử của muối?
CaX2 + AgNO3 → 2AgX + Ca(NO3)2
0,05 0,05
Từ pthh ta có: nAgX = 2nCaX2 = 2.0,05 = 0,1 mol
MAgX = 18,8/0,1 = 188
=>108 + MX = 188
=> MX = 80 => M là Brom
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet