Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được
Câu A. Butan Đáp án đúng
Câu B. Isobutan
Câu C. Isobutilen
Câu D. Pentan
Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (1)
MgCl đpnc → Mg + Cl2 (2)
* Từ CuS → Cu
2CuS + 3O2 to → 2CuO + 2SO2 (1)
H2 + CuO to → Cu + H2O (2)
*Từ K2SO4 → K
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2KCl (1)
2KCl đpnc → 2K + Cl2 (2)
Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.
a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.
b) Gọi tên các oxit đó.
a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.
b) Gọi tên các oxit :
BaO: Bari oxit
ZnO: Kẽm oxit
SO3 : Lưu huỳnh trioxit
CO2: Cacbon đioxit
Cho lá Fe kim loại vào :
a. Dung dịch H2SO4 loãng
b. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.
a. Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng , ban đầu có phản ứng
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Xuất hiện bọt khí hidro, sau một thời gian bọt khí H2 sinh ra bám trên mặt thanh sắt sẽ ngăn cản không cho thanh sắt tiếp xúc với dung dịch H2SO4. Phản ứng dừng lại.
b. Cho một lượng nhỏ dung dịch CuSO4 có phản ứng
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu ↓
Cu sinh ra bám trên bề mặt thanh sắt hình thành cặp pin điện hóa Fe-Cu. Lúc này xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa trong dung dịch H2SO4 loãng
Tính khử : Fe mạnh hơn Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm. Cu đóng vai trò là cực dương
Tại cực âm: Fe - 2e → Fe2+
Tại cực dương : 2H+ + 2e → H2
Như vậy ta thấy bọt khí H2 thoát ra ở cực Cu, không ngăn cản Fe phản ứng với H2SO4 nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn, bọt khí H2 thoát ra nhiều hơn.
a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.
b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1:
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.
Thí nghiệm 2 :
0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.
0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑(1)
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑(2)
b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra
TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2
Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.
TN 2 - Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.
Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).
So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.
- Về đặc điểm cấu tạo: Khác với ankan là phân tử chỉ chứa liên kết σ, phân tử anken còn có chứa 1 liên kết π kém bền, dễ gẫy.
- Do đó về tính chất hóa học cũng không giống với ankan là cho phản ứng thế là phản ứng đặc trưng, anken cho phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng
Ví dụ:
C2H4 + H2→C2H6 (xúc tác : Ni)
C2H4 + Br2→C2H4Br2
C2H4 + HBr→C2H5Br
Ngoài ra anken còn cho phản ứng trùng hợp phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB