Đốt cháy hoàn toàn một lượng hi đrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hi đrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử X là gì?


Đáp án:

nC = nCO2 = nBaCO3 = 0,15 mol

mgiảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) = 19,35

⇒ mCO2 + mH2O = 10,2 g

mH2O = 10,2 – 0,15.44 = 3,6 (gam) → nH2O = 0,2 mol; ⇒ nH = 0,4 mol

nC : nH = 0,15 : 0,4 = 3 : 8 → CTPT: C3H8

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oxit tác dụng với axit HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?

Đáp án:
  • Câu A. Al2O3.

  • Câu B. Fe3O4.

  • Câu C. CaO.

  • Câu D. Na2O.

Xem đáp án và giải thích
Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào: a) Dung dịch HCl. b) Dung dịch NaOH. c) Dung dịch NaCl. d) Nước. Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

a) Dung dịch HCl.

b) Dung dịch NaOH.

c) Dung dịch NaCl.

d) Nước.

Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.


Đáp án:

Trường hợp đúng là b). Vì dung dịch này phản ứng được với khí Clo tạo thành muối.

Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)

Xem đáp án và giải thích
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. - Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. - Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.

- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm. 

⇒Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại chứa NaCl.

- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.

⇒Ống nghiệm nào xuất hiện thêm kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống còn lại chứa Na2CO3

⇒Chúng ta đã nhận biết được các chất bị mất nhãn

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau: a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07. b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:

a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.

b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).


Đáp án:

a) Vì dA/không khí = 2,07 ⇒ MA = 2,07.29 = 60

(vì Mkhông khí = 29)

b) Ta có:

nO2 = nX = 1,76/32 = 0,055 mol;

=> MX = 3,3 : 0,055 = 60

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ điều gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ điều gì?


Đáp án:

Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…