a) Viết phương trình phản ứng điều chế hidro trong phòng thí nghiệm. b) Nguyên liệu nào được dùng để điều cế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

   a) Viết phương trình phản ứng điều chế hidro trong phòng thí nghiệm.

   b) Nguyên liệu nào được dùng để điều cế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.


Đáp án:

 a) Điều chế hidro trong phòng thí nghiệm:

                                           KL + acid  --> muối + H2

                                           Fe  +  2HCl  ---> FeCl2 + H2

  b) Nguyên liệu để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:

   - Kim loại: Fe, Zn, Al, Mg.

   - Axit: HCl, H2SO4 loãng.

   Nguyên liệu dể điều chế H2 trong công nghiệp:

   - Chủ yếu là khí thiên nhiên, chủ yếu là CH4 ( metan) có lẫn O2 và hơi nước:

                                     2CH4  + O2  + 2H2O   -(800-9000C)->  2CO2  + 6H2

   - Tách hidro tử khí than hoặc từ chế biến dầu mỏ, được thực hiện bằng cách làm lạnh, ở đó tất cả các khí, trừ hidro, đều bị hóa lỏng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là

Đáp án:

Đặt a; b là số mol của glucozơ và saccarozơ mX = 180a + 342b =7,02
nAg = 2a + 4b = 0, 08
=>a = 0, 02; b = 0, 01
%mSac = 48, 72%

Xem đáp án và giải thích
Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?


Đáp án:

 Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số côn trùng  khác) có axit hữu cơ tên là axit formic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất? b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích
Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần : CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k) Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :

CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)

Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :

a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?

3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?

b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.


Đáp án:

a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).

2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.

3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.

4. Ống nghiệm D.

b) Phần tính toán :

Theo phương trình hoá học :

124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.

Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :

mCuO = 80x12,4/124 = 8g

Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới phản ứng tạo kết tủa của các ion kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên, thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản ứng số chất kết tủa thu được là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…