Để điều chế kali clorat với giá thành hạ, người ta thường làm như sau: Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó kali clorat sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kali clorat kết tinh?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để điều chế kali clorat với giá thành hạ, người ta thường làm như sau: Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó kali clorat sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kali clorat kết tinh?


Đáp án:

Các phản ứng xảy ra:

6Cl2 6Ca(OH)2 t∘  Ca(ClO3)2   +    5CaCl2    +    6H2O

Ca(ClO3)2   +   2KCl →(làm lnh)   CaCl2       +        2KClO3

KClO3có độ tan nhỏ hơn CaCl2 nên kết tinh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần 1 vào dung dich KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng H2O dư thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng tính theo gam cả K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau:

- Cho phần 1 vào dung dich KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng H2O dư thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Tính khối lượng tính theo gam cả K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X 


Đáp án:

Ta thấy lượng H2 sinh ra khi tác dụng với H2O ít hơn so với lượng H2 khi tác dụng với KOH ⇒ Khi tác dụng với H2O, Al còn dư

 

nH2 = 2x = 0,02 ⇒ x = 0,01, thay vào (1) ⇒ y = 0,02

Hỗn hợp Y gồm Al dư và Fe phản ứng với HCl

nAl dư = y – x = 0,01 mol

nH2 = 1,5nAl dư + nFe = 0,025 ⇒ z = 0,01

Vậy mK = 0,39g; mAl = 0,54g; mFe = 0,56g

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là


Đáp án:

nGly = 14/75 = 0,32 mol

nGly-Gly = 26,4 : [75.2 - 18] = 0,2 mol

nGly-Gly-Gly = 22,68 : [75.3 - 18.2] = 0,12 mol

nGly-Gly-Gly-Gly = a mol

⇒4a = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3⇒ a = 0,27

⇒ m = 0,27(75,4 - 18.3) = 66,42 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân biệt các dung dịch keo sau đây bằng phương pháp hóa học: nước xà phòng, hồ tinh bột, lòng trắng trứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các dung dịch keo sau đây bằng phương pháp hóa học: nước xà phòng, hồ tinh bột, lòng trắng trứng


Đáp án:

Phân biệt nước xà phòng, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.

- Dùng I2 nhận ra tinh bột

- Dùng Cu(OH)2 do có phản ứng màu với protein để nhận ra lòng trắng trứng

Xem đáp án và giải thích
Tên gọi
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là:

Đáp án:
  • Câu A. Vinyl acrylat.

  • Câu B. Propyl metacrylat

  • Câu C. Etyl axetat

  • Câu D. Vinyl metacrylat.

Xem đáp án và giải thích
Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là gì?


Đáp án:

Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…