Hoà tan 2,68 g hỗn hợp axetanđehit và glucozơ vào nước. Cho dung dịch thu được vào 35,87 ml dung dịch 34% AgNO3 trong amoniac (khối lượng riêng 1,4 g/ml) và đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc bỏ kết tủa rồi trung hoà nước lọc bằng axit nitric, sau đó thêm vào nước lọc đó lượng vừa đủ dung dịch kali clorua, khi đó xuất hiện 5,74 g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp han đầu.
nAgNO3 = (
n AgCl= 0,04mol
Gọi số mol của axetandehit, glucozơ lần lượt là x, y
→ mhh= 44x + 180y= 2,68 (1)
AgNO3 dư có phản ứng với KCl tạo kết tủa:
AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3
→ n AgNO3 pư = 0,1- 0,04= 0,06 mol
→ 2x + 2y = 0,06 (2)
Từ (1) và (2) suy ra x= 0,02 ; y=0,01
%m CH3CHO= (
% m C6H12O6= 100- 32,84= 67,16%
a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin
b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô
a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, còn tinh bột là hỗn hợp của hai polisacarit : amilozo không phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo, mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích α-glucozo và amilopectin có cấu tạo phân nhánh
b. Sợi bông chủ yếu gồm xenlulozo, có tính chất mềm mại bền chắc hơn sợi mì, miến, bún khô(tinh bột) vì cấu tạo hóa học của chúng khác nhau
Dung dịch X chứa các ion : Ca2+ ,Na+ , HCO3- và Cl , trong đó số mol của Cl- là 0,1. cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?
1/2 dung dịch X: n↓phần 1 = 0,02 < n↓phần 2 = 0,03
phần 1: Ca2+ kết tủa hết, CO32- dư ⇒ nCa2+ (trong X) = 0,02. 2 = 0,04mol
Bảo toàn C: nHCO3- = n↓phần 2 = 0,03 ⇒ nHCO3- (trong X) = 0,06 mol
Bảo toàn điện tích ⇒ nNa+ = 0,08
Đun sôi X: 2HCO3- -to→ CO32- + CO2 + H2O
nCO32- = 1/2. nHCO3- = 0,03 mol
m = mNa+ + mCa2+ + mCO32- + mCl-
m = 0,08.23 + 0,04.40 + 0,03.60 + 0,1.35,5 = 8,79 gam
Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau:
Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Viết phương trình của các phản ứng hóa học xảy ra. Tính hàm lượng khí có trong không khí. Coi hiệu suất phản ứng là 100%. Hãy xem xét sự nhiễm bẩn không khí trên có vượt mức cho phép không? Nếu biết hàm lượng cho phép là 0,01 mg/lít.
Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3.
nH2S = nPbS = [0,3585 . 10-3]/239 = 1,5.10-6 mol
mH2S = 1,5.10-6.34 = 51.10-6 gam.
⇒ Hàm lượng H2S trong không khí là: 0,051 mg/2lít = 0,0255 mg/lít.
Sự nhiễm bẩn không khí bởi H2S vượt quá mức cho phép là 0,01 mg/lit tới 2,55 lần.
Viết bản tường trình
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%
+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%
- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.
- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.
- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào mỗi ống : 3ml dd H2SO4 nồng độ 15%
+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyễn
+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau
Quan sát hiện tượng
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.
- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
Tiến hành TN:
Chuẩn bị 2 ống nghiệm
- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%
- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2
- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.
Quan sát hiện tượng
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.
Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.
- Kết luận:
+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
Biết độ tan của muối KCl ở 20oC là 34g. Một dung dịch KCl nóng có chưa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20oC. Hãy cho biết:
a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch?
b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch?
a) 100g H2O ở 20ºC hòa tan được 34g KCl
130g H2O ở 20ºC hòa tan được x?g KCl
=> x = mKCl = (34.130)/100 = 44,2g
b) Khối lượng KCl tách ra khỏi dung dịch:
mKCl = 50 - 44,2 = 5,8(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet