Công thức phân tử của tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì … có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là:

Đáp án:
  • Câu A. (C6H12O6)n

  • Câu B. (C12H22O11)n

  • Câu C. (C6H10O5)n Đáp án đúng

  • Câu D. (C12H24O12)n

Giải thích:

Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì … có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là: (C6H10O5)n .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hidro hóa hoàn toàn một mẫu olefin thì hết 448ml H2 và thu được một ankan phân nhanh. Cũng lượng olefin đó khi tác dụng với brom thì tạo thành 4,32 gam dẫn xuất đibrom. Biết rằng hiệu suất của các phản ứng đạt 100% và thể tích khí đo ở đktc. Hãy xác định công thức cấu tạo, gọi tên olefin đã cho.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hidro hóa hoàn toàn một mẫu olefin thì hết 448ml H2 và thu được một ankan phân nhanh. Cũng lượng olefin đó khi tác dụng với brom thì tạo thành 4,32 gam dẫn xuất đibrom. Biết rằng hiệu suất của các phản ứng đạt 100% và thể tích khí đo ở đktc. Hãy xác định công thức cấu tạo, gọi tên olefin đã cho.


Đáp án:

Đặt công thức tổng quát của olefim là  CnH2n, số mol H2: 0,448/22,4 = 0,02 (mol) 

   CnH2n        +     H2               -->     CnH2n+2        (1)

      0,02                                              0,02     

 CnH2n        +     Br2               -->     CnH2nBr2        (2)

      0,02                                              0,02                 

Từ (1) và (2) ⇒ số mol của dẫn xuất là 0,02 mol

0,02.(14n + 160) = 4,32⇒n = 4

Công thức cấu tạo của olefin :

CH2=C(CH3 )-CH3 (2-metyl propen)

                                                                                

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức cấu tạo, gọi tên và chỉ rõ bậc từng amin có công thức phân tử sau: a. C3H9N. b. C7H9N. (có chứa vòng benzen)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo, gọi tên và chỉ rõ bậc từng amin có công thức phân tử sau:

a. C3H9N.

b. C7H9N. (có chứa vòng benzen)


Đáp án:

a.

b.

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,4 gam Cu tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng thì khối lượng dung dịch thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,4 gam Cu tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng thì khối lượng dung dịch thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Cu (0,1) + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 (0,1 mol) + 2H2O

mSO2 = 0,1.64 = 6,4 = mCu ⇒ khối lượng dung dịch không thay đổi

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.


Đáp án:

Đồng phân ankin:

CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)

CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)

CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)

Đồng phân ankađien:

CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)

CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)

CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)

CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)

CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)

CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)

Kết luận:

- A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.

- A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.

- D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.

- D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.

- A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?


Đáp án:
  • Câu A. Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.

  • Câu B. Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.

  • Câu C. Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH.

  • Câu D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…