Công thức phân tử aldehit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 0,94 g hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. CTPT của hai anđehit là

Đáp án:
  • Câu A. butanal và pentanal.

  • Câu B. etanal và propanal.

  • Câu C. propanal và butanal. Đáp án đúng

  • Câu D. etanal và metanal.

Giải thích:

Gọi CTPT của 2 andehit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng là CnH2n+1CHO PTPƯ: CnH2n+1CHO + AgNO3 + NH3 + H2O --> CnH2n+1(COONH4) + NH4NO3 + Ag Từ pt này ta tính được số mol của Ag = 3.24/108 = 0.03 (mol) => Số mol của anđehit no đơn chức = 1/2 Số mol của Ag = 0.015 (mol) => Khối lượng phân tử trung bình của nó = 0.94/0.015= 62.667 => 14n + 30 = 62.667 => 2 < n < 3 => CTPT của 2 andehit cần tìm là : C2H5CHO và C3H7CHO (thỏa mãn điều kiện đầu bài)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lấy 1 mol mỗi mẫu các chất sau: H2O, HCl, Fe2O3. Mẫu chất có khối lượng lớn nhất là chất nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 1 mol mỗi mẫu các chất sau: H2O, HCl, Fe2O3. Mẫu chất có khối lượng lớn nhất là chất nào?


Đáp án:

Vì cùng lấy 1 mol chất nên chất có khối lượng lớn nhất cũng là chất có khối lượng mol lớn nhất

Khối lượng mol của H2O là: MH2O = 2.1 + 16 = 18 g/mol

Khối lượng mol của HCl là: MHCl = 1 + 35,5 = 36,5 g/mol

Khối lượng mol của Fe2O3 là MFe2O3 = 56.2 + 16.3 = 160 g/mol

=> chất có khối lượng mol lớn nhất là Fe2O3.

Vậy khi lấy 1 mol mỗi mẫu thì Fe2O3 cho khối lượng lớn nhất.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về bột ngọt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Bột ngọt là muối của


Đáp án:
  • Câu A. axit oleic

  • Câu B. axit axetic

  • Câu C. axit aminoaxetic

  • Câu D. axit glutamic

Xem đáp án và giải thích
Hãy lập phương trình hóa học của những phản ứng có sơ đồ sau đây: a) Na2O + H2O → NaOH. K2O + H2O → KOH. b) SO2 + H2O → H2SO3. SO3 + H2O → H2SO4. N2O5 + H2O → HNO3. c) NaOH + HCl → NaCl + H2O. Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O. d)Chỉ ra loại chất tạo thành ở a), b), c) là gì? Nguyên nhân có sự khác nhau ở a) và b) e) Gọi tên các chất tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lập phương trình hóa học của những phản ứng có sơ đồ sau đây:

a) Na2O + H2O → NaOH.

K2O + H2O → KOH.

b) SO2 + H2O → H2SO3.

SO3 + H2O → H2SO4.

N2O5 + H2O → HNO3.

c) NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O.

d)Chỉ ra loại chất tạo thành ở a), b), c) là gì? Nguyên nhân có sự khác nhau ở a) và b)

e) Gọi tên các chất tạo thành.


Đáp án:

Phương trình hóa học của phản ứng

a) Na2O + H2O→ 2NaOH. Natri hiđroxit.

K2O + H2O → 2KOH

b) SO2 + H2O → H2SO3. Axit sunfurơ.

SO3 + H2O → H2SO4. Axit sunfuric.

N2O5 + H2O → 2HNO3. Axit nitric.

c) NaOH + HCl → NaCl + H2O. Natri clorua.

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O. Nhôm sunfat.

d) Loại chất tạo thành ở a) (NaOH, KOH) là bazơ

Chất tan ở b) (H2SO4, H2SO3, HNO3) là axit

Chất tạo ra ở c(NaCl, Al2(SO4)3 là muối.

Nguyên nhân của sự khác biệt là ở câu a) và câu b: oxit bazơ tác dụng với nước tạo bazơ; còn oxit của phi kim tác dụng với nước tạo ra axit

e) Gọi tên sản phẩm

NaOH: natri hiđroxit

KOH: kali hiđroxit

H2SO3: axit sunfurơ

H2SO4: axit sunfuric

HNO3: axit nitric

NaCl: natri clorua

Al2(SO4)3: nhôm sunfat

Xem đáp án và giải thích
Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Tìm tên hai kim loại đem dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Tìm tên hai kim loại đem dùng.


Đáp án:

Gọi R là kim loại hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA.

Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03(mol)

Phương trình hóa học:

R (0,03) + 2HCl → RCl2 + H2 (0,03) (1)

⇒ MR = 1,67/0,03 = 55,667

⇒ 2 kim loại cần tìm là: Ca và Sr.

Xem đáp án và giải thích
Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.



Đáp án:

Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận biết sự có mặt của NH3. Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3 ; dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng : CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2 ; khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…