Một dung dịch có tính chất sau: - Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng; - Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam; - Bị thủy phân nhờ axit hoặc enzim; Dung dịch đó là:
Câu A. Glucozo
Câu B. Xenlulozo
Câu C. Mantozo Đáp án đúng
Câu D. Saccarozo
Mantozo có nhóm CHO giống glucozo, có nhiều nhóm OH kề nhau, được tạo thành từ 2 phân tử glucozo
Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?
rong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Đun 20,6 gam X với dung dịch NaOH đủ, thu được 20,5 gam một muối cacboxylat Y và 10,1 gam hỗn hợp Z gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 10,1 gam Z, thu được 8,96 lít (đktc) CO2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X?
Nhận thấy X thuỷ phân trong NaOH tạo muối và ancol → X là este
Bảo toàn khối lượng → mNaOH = 20,5 + 10,1 - 20,6 = 10 gam → nNaOH = 0,25 mol
→ nmuối = 0,25 mol → Mmuối = 82 ( CH3COONa)
Có nancol = 0,25 mol → Mancol = 40,4
→ hai ancol là CH3OH: x mol và C2H5OH: y mol
Ta có: x + y = 0,25 và x + 2y = 0,4
=> x = 0,1 và y = 0,15
X gồm CH3COOCH3: 0,1 mol và CH3COOC2H5: 0,15
% CH3COOCH3 = [(0,1.74)/20,6]. 100% = 35,92%
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là bao nhiêu?
R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.
Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
Theo giả thiết: %R = 43,66% nên 2R/5.16 = 43,66/56,34 ⇒ R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.
Có ba khí được đựng riêng biệt trong ba lọ: clo, hiđrua clorua, oxi. Hãy nêu ba phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong ba lọ.
Lấy mẫu thử từng khí:
- Dùng quỳ tím ẩm cho vào các mẫu thử:
+ Nhận biết được khí clo: làm mất màu giấy quỳ tím ẩm
+ Nhận ra được khí hiđro clorua: làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
+ Không có hiện tượng gì là khí oxi
(Hoặc Dùng tàn đóm ta nhận biết khí oxi: oxi làm tàn đóm bùng cháy.)
Hỗn hợp nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
Câu A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu B. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH
Câu C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Câu D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet