Một este X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit thu được axit propionic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
Câu A. CH = CHCOOCH3
Câu B. CH3COOC2H5.
Câu C. CH3CH2COOC2H5
Câu D. CH3CH2COOCH3. Đáp án đúng
Đáp án D Phân tích: Ta tính nhanh được độ bất bão hòa của C4H8O2 = 1. Mà khi thủy phân este C4H8O2 ta thu được axit propionic nên CTCT thu gọn của X là: CH3CH2COOCH3.
Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ ?
Câu A. CH3NH2, NH3, C2H5NH2.
Câu B. CH3NH2, C2H5NH2, NH3.
Câu C. NH3,C6H5NH2,CH3NH2.
Câu D. C6H5NH2 ,CH3NH2,NH3
Cho 61,20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Zn(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 mol HCl, thu được 10,08 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản thu được m gam muối khan. Biết tỉ lệ mol giữa Mg và Al2O3 tương ứng là 1 : 3. Giá trị m và phần trăm số mol của Zn(NO3)2 trong hỗn hợp X là:
Giải
Ta có: nHCl = 3,6 mol
nNO= 10,08 : 22,4 = 0,45 mol
Áp dụng BTNT H ta có : 2nH2O = nHCl => nH2O = 0,5.nHCl = 0,5.3,6 = 1,8 mol
Theo định luật BTKL ta có : mX + mHCl = mNO + m muối + mH2O
=> 61,20 + 3,6.36,5 = 0,45.30 + m muối + 18.1,8
=> m muối = 146,7 gam
Ta có nH+ pư = 4nNO + 2nO oxit => 3,6 = 4.0,45 + 2nO oxit
=>nO oxit = 0,9 mol
Từ đó ta có nAl2O3 = 0,3 => nMg = 0,1
Theo định luật BT e ta có: 2nMg + 3nAl = 3nNO
=>nAl = 23/60
=> nZn(NO3)2 = (61,20 – 0,1.24 – 27.(23/60) – 0,3.102) : 189 = 17/180
=> %nZn(NO3)2 = 9,56%
So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm :
a) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
b) Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.
a) Thí nghiệm 1: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Cu khử trực tiếp Ag+ thành Ag, Cu bị oxi hoá thành Cu2+
b) Thí nghiệm 2 :
Ở catot, Ag+ bị khử thành Ag. Ở anot, Cu bị oxi hoá thành Cu2+ tan vào dung dịch. Sau khi các ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3 bị khử hết sẽ đến lượt các ion Cu2+ bị khử thành Cu bám trên catot.
Trong hai thí nghiệm :
Giống nhau : các phản ứng đều là phản ứng oxi hoá - khử.
Khác nhau : ở thí nghiệm 1, phản ứng oxi hoá - khử không cần dòng điện, ở thí nghiệm 2, phản ứng oxi hoá - khử xảy ra nhờ có dòng điện một chiều.
Điền công thức hóa học của chất vào những chỗ trống và lập các phương trình hóa học sau:
a. Fe + H2SO4đặc → SO2 + ………
b. Fe + HNO3đặc → NO2 + ………
c. Fe + HNO3loãng → NO + ………
d. FeS + HNO3 → NO + Fe2(SO4)3 + ………
2Fe + 6H2SO4(d) → 3SO2 + Fe2(SO4)3 + 6H2O
Fe + 6HNO3(d) → 3NO2 + Fe(NO3)3 + 3H2O
Fe + 4HNO3(l) → NO + Fe(NO3)3 + 2H2O
3FeS + 12HNO3 → 9NO + Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 6H2O
Cho phản ứng : Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol(lít.s)-1. Giá trị của a là
a = 4.10-5. 50 + 0,01 = 0,012 mol/lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet