Hỗn hợp X gồm axit axetic và etanol. Chia X thành ba phần bằng nhau: • Phần 1 tác dụng với Kali dư thấy có 3,36 lít khí thoát ra. • Phần 2 tác dụng với Na2CO3 dư thấy có 1,12 lít khí CO2 thoát ra. Các thể tích khí đo ở đktc. • Phần 3 được thêm vào vài giọt dung dịch H2SO4, sau đó đun sôi hỗn hợp một thời gian. Biết hiệu suất của phản ứng este hoá bằng 60%. Tính khối lượng este tạo thành?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm axit axetic và etanol. Chia X thành ba phần bằng nhau:

• Phần 1 tác dụng với Kali dư thấy có 3,36 lít khí thoát ra.

• Phần 2 tác dụng với Na2CO3 dư thấy có 1,12 lít khí CO2 thoát ra. Các thể tích khí đo ở đktc.

• Phần 3 được thêm vào vài giọt dung dịch H2SO4, sau đó đun sôi hỗn hợp một thời gian. Biết hiệu suất của phản ứng este hoá bằng 60%. Tính khối lượng este tạo thành?


Đáp án:

nCH3COOH = 3a mol; nC2H5OH = 3b mol.

- Phần 1: nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol.

nCH3COOH + nC2H5OH = a + b = 0,15 × 2 = 0,3 mol.

- Phần 2: nCO2 = 1,12/2,24 = 0,05 mol.

nCH3COOH = a = 0,05.2 = 0,1 mol → b = 0,2 mol.

- Phần 3: CH3COOH + C2H5OH ⇆ CH3COOC2H5 + H2O.

→ mCH3COOC2H5 = 0,1.88.(60/100) = 5,28g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.


Đáp án:

Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy nắp kín, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt, đó là vì khi nến cháy lượng oxi trong lọ sẽ bị giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ bị tắt.

Xem đáp án và giải thích
Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là gì?


Đáp án:

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On

Giả sử có 1 mol Fe2On.

=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 gam.

Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n gam.

Ta có: mFe : mO = 7 : 3 hay 112/16n = 7/3

 => n = 3

Công thức oxit cần tìm là Fe2O3

Xem đáp án và giải thích
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Tìm m?


Đáp án:

Theo bài ra, ta có:

mgiảm = mkết tủa - mCO2

⇒ mCO2 = 198(g) ⇒ nCO2 = 4,5(mol)

(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH + 2nCO2

mtinh bột = 4,5. 162 = 364.5(g)

mà H = 90% ⇒ mtinh bột thực tế = 405(g)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là gì?


Đáp án:

M + Cl2 → MCl2

2M + O2 → 2MO

Ta có M(x+y) = 7,2 (1)

x + 0,5y = 0,25 (2)

(M + 71)x + (M + 16)y = 23 (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ x = 0,2 ; y = 0,1 và M = 24 (Mg)

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất hoá học của: a. Anken với ankin b. Ankan với ankylbenzen Cho ví dụ minh hoạ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 So sánh tính chất hoá học của:

a. Anken với ankin

b. Ankan với ankylbenzen

Cho ví dụ minh hoạ


Đáp án:

a) So sánh tính chất hóa học anken và ankin:

– Giống nhau:

+ Cộng hiđro ( xúc tác Ni, t0)

CH2=CH2 + H2  -- CH3-CH3

CH≡CH + H2 - CH3-CH3

+ Cộng brom (dung dịch).

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

CH≡CH + 2Br2 → CHBr2-CHBr­2

+ Cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

+ Làm mất màu dung dịch KMnO4.

3CH≡CH + 4H2O + 8KMnO4 → 3(COOH)2 + 8MnO2↓ + 8KOH

3CH2=CH2 +2KMnO4+ 4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2↓ + 2KOH

– Khác nhau:

+ Anken: Không có phản ứng thế bằng ion kim loại.

+ Ankin: Ank-1-in có phản ứng thế bằng ion kim loại.

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-CH-CH-Ag↓ (vàng) + 2NH4NO3

b) ankan và ankylbenzen

Giống nhau:

+ phản ứng thế với halogen:

CH3-CH2-CH3 + Cl2     -- CH3-CHCl-CH3 + HCl

C6H5CH3 + Cl2     -- C6H5CH2Cl + HCl

Khác nhau:

+ Ankan có phản ứng tách, còn ankyl benzen thì không

C4H10 → C4H8 + H2

+ ankyl benzen có phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với dd KMnO4 còn ankan thì không có.

C6H5CH3 + H2  --C6H11CH3

C6H5CH3 +2KMnO4   -- C6H5COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…