Hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 và tỉ khối của hỗn hợp X so với khí hidro là 25,75. Thể tích của hỗn hợp X (đktc) cần dung để phản ứng vừa đủ với 9,6 gam Cu là:
Giải
Gọi: Cl2 ( a mol), O2 ( b mol); nCu = 0,15 mol
BT e => 2a + 4b = 0,3
71a + 32b = (a + b).51,5 => 19,5a – 19,5a = 0
=>a = b = 0,05 mol
=> V = (a + b).22,4 = 2,24 lít
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta biết: cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố.
Thí dụ: Nguyên tử Na có cấu hình electron là 1s22s22p63s1
Nguyên tử Na thuộc nhóm IA là kim loại hoạt động mạnh có 1e lớp ngoài cùng, có 3 lớp electron.
Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Số mol glucozơ là: nGlucozo = 0,2 mol
C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2 NH4NO3
Số mol Ag = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.108 = 43,2 (g)
Số mol AgNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.170 = 68 (g)
Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ)
a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.
b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe.
c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.
nCuCl2 = 13,5/135 = 0,1 mol ; nKCl = 14,9/74,5 = 0,2 mol ⇒ nCl- = 0,4 mol; nCu2+ = 0,1 mol
Phương trình điện phân : CuCl2 → Cu + Cl2
2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2
Khối lượng clo thoát ra m = (71.5,1.7200)/(2.96500) = 13,5 gam
⇒ nCl = 0,19 mol ⇒ Cl- còn dư
Hết Cu2+: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- (dd)
Chất còn lại sau điện phân là K+ 0,2 mol; Cl- dư 0,02 mol; OH- dư 0,18 mol
⇒ KOH 0,18 mol; KCl 0,02 mol
c. CM KOH = 0,18/0,2 = 0,9 M.
CM KCl = 0,02/0,2 = 0,1 M
Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có).
a) C6H6.
b) CH2 = CH – CH = CH2.
c) CH3 – C≡ CH.
d) CH3 – CH3.
Chỉ có chất b) và c) làm mất màu dung dịch brom. Vì trong phân tử có liên kết đôi và liên kết ba tương tự như C2H4 và C2H2.
b) CH2 = CH – CH = CH2 + Br2 → CH2Br – CHBr – CH = CH2
c) CH3 – C ≡ CH + 2Br2 → CH3 – CBr2 – CHBr2
Hoặc CH3 – C ≡ CH + Br2 → CH3 – CBr = CHBr
Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2–COO–CH3. Tên gọi của X là
Câu A. vinyl axetat
Câu B. etyl propionat
Câu C. metyl propionat
Câu D. metyl metacrylat
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB