Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.
a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.
b) Gọi tên các oxit đó.
a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.
b) Gọi tên các oxit :
BaO: Bari oxit
ZnO: Kẽm oxit
SO3 : Lưu huỳnh trioxit
CO2: Cacbon đioxit
Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.
Trình bày tính chất hoá học của bazo
∴ Bazơ tan tác dụng với oxit axit tạo muối và nước.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
∴ Tác dụng với axit tạo muối và nước.
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
∴ Bazơ tan tác dụng với muối tạo bazơ mới và muối mới.
2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
∴ Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ.
Cu(OH)2 −to→ CuO + H2O
Hòa tan hòa toàn 6,645g hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước được dd X. Cho toàn bộ dd X tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3 (dư), thu được 18,655g kết tủa. Tìm hai kim loại kiềm trên.
MCl (0,13) + AgNO3 → AgCl (0,13) + MNO3
nAgCl = 18,655/143,5 = 0,13
⇒ M = (6,645/0,13) - 35,5 = 15,61
⇒ M1 = 9 (Li) < 15,61 < M2 = 23(Na)
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:
a) Liên kết ion.
b) Liên kết cộng hóa trị không cực.
c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
So sánh | Liên kết cộng hóa trị không cực | Liên kết cộng hóa trị có cực | Liên kết ion |
Giống nhau về mục đích | Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e) | ||
Khác nhau về cách hình thành liên kết | Dùng chung e. Cặp e không bị lệch | Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn | Cho và nhận electron |
Thường tạo nên | Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim | Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau | Giữa kim loại và phi kim |
Nhận xét | Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion. |
Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe(mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa một nguyên tử Fe)
Do mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 Fe
=> Mhemoglobin = (56 x 100) : 0,4 = 140000 (đvC)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet