Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của vài ba chất kiềm. Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của những bazơ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của vài ba chất kiềm.

Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của những bazơ để minh họa.


Đáp án:

Kiềm (hay còn gọi là dung dich bazo) là các bazo tan được trong nước nên:

– Tất cả các chất kiềm đều là bazơ. Ví dụ: NaOH, Ba(OH)2, KOH.

- Không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm. Ví dụ: Al(OH)3, Cu(OH)2, Fe(OH)3 ... Vì các bazơ này đều là bazơ không tan.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ) và 15g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Tìm m1?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ) và 15g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Tìm m1?


Đáp án:

Đốt cháy m gam Y: nCO2 = 0,3 mol; mH2O = 0,4 mol → nC(Y): nH(Y) = 3: 8

(mà Số H ≤ 2. Số C + 2) → Y có dạng C3H8Ox

Vì X + NaOH → hỗn hợp 2 muối axit hữu cơ đơn chức → ancol 2 chức

Y không phản ứng với Cu(OH)2 → ancol Y không có 2 nhóm OH kề nhau

→ Y là HOCH2CH2CH2OH có nancol = nCO2/3 = 0,1 mol → nNaOH = 2nancol = 0,2 mol.

Bảo toàn khối lượng: m1 = mancol + mmuối – mNaOH = 0,1.76 + 15 – 0,2.40 = 14,6g

Xem đáp án và giải thích
Lập công thức các bazo ứng với cac oxit sau đây: CuO, FeO, Na2O, BaO, Fe2O3, MgO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập công thức các bazo ứng với cac oxit sau đây: CuO, FeO, Na2O, BaO, Fe2O3, MgO.


Đáp án:

Các bazo tương ứng với mỗi oxit là:

CuO : Cu(OH)2;

FeO: Fe(OH)2 ;

Na2O: NaOH;

BaO: Ba(OH)2;

Fe2O3: Fe(OH)3

MgO: Mg(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy chất béo
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic (C17H31COOH). Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2, thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:


Đáp án:
  • Câu A. 120

  • Câu B. 150

  • Câu C. 180

  • Câu D. 210

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Na vào dung dịch FeCl2. (2) Cho Zn vào dung dịch FeCl2. (3) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3. (4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. Số phản ứng tạo thành sắt kim loại là

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau: a. CuSO4 b. CdCl2 c. AgNO3 d. NiSO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau:

a. CuSO4

b. CdCl2

c. AgNO3

d. NiSO4


Đáp án:

a. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cu (M = 64)

b. Zn + CdCl2→ ZnCl2 + Cd

Zn + Cd2+ → Zn2+ + Cd

Khối lượng lá Zn tăng do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cd (M = 112)

c. Zn + 2AgNO3→ Zn(NO3)2 + Ag

Zn + 2Ag+ → Zn2+ + Ag

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 2 nol Ag (M = 108)

d. Zn + NiSO4→ ZnSO4 + Ni

Zn + Ni2+ → Zn2+ + Ni

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Ni (M = 59)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…